xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Chưa phù hợp với nước ta

Tiến sĩ PHẠM SANH

Đề xuất của Ủy ban An toàn giao thông quốc gia về việc mở đèn ô tô và xe máy vào ban ngày tại Việt Nam chưa thuyết phục, bất khả thi

Ý tưởng đèn chiếu sáng ban ngày lắp cho các xe ô tô có từ những năm 70 của thế kỷ trước tại các nước Âu - Mỹ. Cơ sở khoa học của vấn đề này là tăng khả năng nhận dạng, tăng phản xạ cho người lái xe đối diện hoặc bên cạnh (nên cũng được gọi là chiếu sáng thụ động) để giảm tai nạn giao thông vào ban ngày khi ánh sáng tự nhiên không bảo đảm. Với các nước nhiều sương mù, khói bụi, mùa đông ban ngày tối, dòng xe chủ yếu là ô tô cá nhân, đường sá rộng rãi chạy với tốc độ khá cao…, giải pháp này xem ra khá phù hợp.

Từng nước, khi thực hiện giải pháp chiếu sáng ban ngày cho ô tô đều có thống kê nghiên cứu bài bản, có lộ trình thực hiện theo thời gian, theo không gian và từng loại phương tiện cụ thể. Một vấn đề cần chú ý là các nghiên cứu đèn ban ngày cho xe máy trên thế giới rất ít do lượng xe máy tham gia giao thông ở các nước không nhiều. Nếu có, chỉ là một ít mô tô phân khối lớn, chạy chung với ô tô. Điều đáng chú ý là các nước trên có điều kiện hạ tầng, pháp luật giao thông, ý thức tham gia giao thông… hoàn toàn khác hẳn với Việt Nam.

Như vậy, chủ trương sử dụng đèn chiếu sáng ban ngày của Ủy ban An toàn giao thông quốc gia không có gì sai. Thế nhưng, tại sao lại gặp quá nhiều phản ứng trái chiều?

 

Với lượng xe máy quá lớn, việc áp dụng mở đèn vào ban ngày có thể lợi bất cập hạiẢnh: HOÀNG TRIỀU
Với lượng xe máy quá lớn, việc áp dụng mở đèn vào ban ngày có thể lợi bất cập hạiẢnh: HOÀNG TRIỀU

 

Nguyên nhân đầu tiên là do nóng vội. Quốc gia nào thực hiện đèn chiếu sáng ban ngày cũng phải thống kê, nghiên cứu, có lộ trình khả thi, hiệu quả, bền vững; có lộ trình áp dụng cho từng khu vực, từng mùa, từng loại phương tiện... Quan trọng hơn là phải sửa đổi hệ thống pháp luật giao thông cũng như hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật phù hợp.

Nguyên nhân thứ hai, quy định xe máy phải bật đèn vào ban ngày không thực tế trong điều kiện của Việt Nam. Lý do, lượng xe máy tham gia giao thông quá nhiều, trên dưới 90% tại các đô thị; kẹt xe đang là khổ nạn ám ảnh từng ngày từng giờ; điều kiện ánh sáng ban ngày ở Việt Nam lại quá tốt (gấp đôi các xứ Bắc Âu). Muốn loại đèn này có tác dụng thì điện thế cường độ chiếu sáng phải rất lớn, dẫn đến gây chói mắt, dễ làm tăng thêm tai nạn giao thông và ảnh hưởng đến mắt... Chưa kể, việc này sẽ làm tăng lượng khí thải CO2 gây hiệu ứng nhà kính, đi ngược xu hướng thế giới.

Các kết luận của thế giới về hiệu quả đèn chiếu sáng ban ngày đều có được từ những nghiên cứu kéo dài nhiều năm và hết sức chi tiết đi sâu vào thực tế giao thông và nền sản xuất xe máy cũng như thực trạng kinh tế - xã hội từng nước. Ngay tại Mỹ và nhiều nước, vẫn còn nhiều tổ chức phản ứng với giải pháp bật đèn ban ngày. Về cơ sở khoa học của con số giảm tai nạn giao thông thì cũng không “đẹp” như các báo cáo từ các nghiên cứu có bóng dáng những hãng sản xuất ô tô! Tất nhiên, người tham gia giao thông ở các nước vẫn chấp nhận được giải pháp này.

Để đạt mục tiêu giảm tai nạn giao thông tại Việt Nam một cách bền vững, chúng ta cần những giải pháp đồng bộ, quyết liệt và khả thi, trong đó có giải pháp đèn chiếu sáng ban ngày. Tuy nhiên, phải gắn giải pháp này với điều kiện thực tế Việt Nam, từ tâm lý, ý thức con người đến điều kiện giao thông, tính thực thi pháp luật và thực trạng phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Cần phải có các nghiên cứu khoa học chứ không chỉ đưa ra các con số dự báo chung chung, lạc quan theo số liệu nước ngoài; phải có lộ trình áp dụng cho từng loại phương tiện, từng vùng miền, từng loại đường...

 

Thiếu cơ sở khoa học

TS Nguyễn Xuân Thủy - chuyên gia về giao thông - cho rằng ý tưởng của đề xuất trên là tốt nhưng không phù hợp khi áp dụng tại Việt Nam. Hằng năm, số ngày nắng ở ta chiếm 70%, số ngày có sương hoặc trời tối chỉ 8%-10%, vì vậy bật đèn chiếu sáng ban ngày là không hợp lý. Việc cơ quan quản lý nói bật đèn xe sẽ giảm 5%-10% tai nạn giao thông là chưa có bất kỳ định lượng của căn cứ khoa học nào. Ở nước ta cũng chưa ô nhiễm đến mức phải bật đèn xe ban ngày. Không thể so sánh với Malaysia, Indonesia, Thái Lan bởi họ có lượng ô tô gấp nhiều lần, lượng khí thải cao hơn. Đơn cử như Indonesia là nạn cháy rừng, độ ẩm ở các đảo cao, lượng sương mù nhiều nên họ quy định sử dụng đèn chiếu sáng ban ngày là hợp lý.

V.Duẩn

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo