14/01/2022 15:02

Chủ đầu tư dự án lên tiếng vụ nắp cống có cốt xốp ở Đà Nẵng

(NLĐO) - Nắp cống người dân phản ánh là tấm lưới chắn rác bằng vật liệu composite do Công ty TNHH SX & TM Phúc Tấn Đạt sản xuất.

Ngày 14-1, UBND phường An Khê, quận Thanh Khê (TP Đà Nẵng) tổ chức cuộc họp gồm Chủ đầu tư dự án, đại diện người dân tại kiệt 1A Lê Trọng Tấn để làm rõ nội dung về phản ánh nắp cống có cốt xốp mà Báo Người Lao Động đã thông tin (ngày 12-1).

Tại cuộc họp, ông Nguyễn Đình Phương, Giám đốc BQL Dự án Đầu tư xây dựng quận Thanh Khê (TP Đà Nẵng) cung cấp toàn bộ quy trình sản xuất, kết quả kiểm nghiệm, giấy chứng nhận xuất xưởng của sản phẩm để làm rõ phản ánh của người dân.

Người dân phản ánh nắp cống bị hư hỏng, lộ ra phần xốp bên trong (clip người dân cung cấp)

Theo đó, nắp cống người dân phản ánh là tấm lưới chắn rác bằng vật liệu composite được lắp đặt tại kiệt 1A Lê Trọng Tấn. Đây là sản phẩm do Công ty TNHH SX & TM Phúc Tấn Đạt sản xuất với quy trình 17 bước. Vật liệu sử dụng gồm: nhựa nhiệt rắn (nhựa polyester), chất độn tăng cứng, chất xúc tác, vải, sợi thủy tinh các loại, mút (xốp).

Trong đó, vải, sợi thủy tinh các loại và các chất xúc tác giúp có tác dụng tăng khả năng chịu uốn, tăng sức chịu va đập, tăng chống nứt cho bề mặt tấm song chắn rác.

Ông Phương khẳng định phản ánh tấm lưới có xốp bên trong là đúng. Đồng thời, việc sử dụng mút xốp là đúng quy định. Cụ thể, trong quá trình đúc khuôn, nhiệt lượng tỏa ra từ bước 1 đến bước 9 khá lớn, nên tấm mút xốp sẽ làm giảm nhiệt lượng tránh cho các lớp tiếp bị rạn nứt do ứng xuất nhiệt (khí và hơi nóng sẽ được hấp thụ vào các lỗ rỗng của xốp).

"Việc lắp 2 tấm mút xốp dẻo nhằm tăng độ đàn hồi, ngăn chặn việc gãy đôi sản phẩm do chịu trọng tải lớn, giảm trọng lượng sản phẩm, tiết kiệm nguyên vật liệu", ông Phương cho hay.

Chủ đầu tư dự án lên tiếng vụ nắp cống có cốt xốp ở Đà Nẵng - Ảnh 2.

Chủ đầu tư dự án khẳng định phần mút xốp bên trong là đúng quy trình sản xuất, sản phẩm đạt chuẩn kiểm nghiệm

Ngoài ra, theo Công ty TNHH SX & TM Phúc Tấn Đạt (đơn vị sản xuất), tấm lưới chắn rác composite 300x900 với bề dày 5cm được lắp đặt tại kiệt 1A Lê Trọng Tấn với yêu cầu chịu lực tác 2,5 tấn là thừa sức. Bởi chỉ cần tấm có bề dày 2,5cm đến 3cm là đã đủ chịu lực như trên.

Giải thích với người dân, ông Phương cho rằng kiệt 1A Lê Trọng Tấn cấm tải trên 2,5 tấn nên sử dụng tấm lưới chắn rác như trên là phù hợp. Do trong quá trình lu lèn mặt đường, xe lu nặng đến 16 tấn đi qua nên gây hư hỏng.

Sau khi nghe Chủ đầu tư dự án giải thích, bà Phạm Thị Ngọc M. (người đăng tải clip nắp cống nghi có cốt xốp) cùng đại diện người dân khu vực cho biết đã thống nhất về quy trình sản xuất, vật liệu sử dụng của tấm lưới chắn rác.

Về lý do đăng tải clip gây xôn xao dư luận, bà M. cho hay vì lo lắng cho an toàn của người dân lưu thông qua khu vực nên đăng clip để nhờ lực lượng chức năng xử lý.

Hải Định

Tin liên quan

Viết bình luận

Sớm có đối sách
20 phút trước 548 1k
Giữa tháng 11-2022, Báo Người Lao Động đăng loạt bài "Quảng cáo ngoài trời: Tiền "chảy" đi đâu?", phản ánh tình trạng lộn xộn về quảng cáo ngoài trời ở TP HCM.
TÔI LÊN TIẾNG: “Che dù cứng” hay mặc “áo xanh” cho đường Lê Lợi?
2 giờ trước 548 1k
(NLĐO) - Sẽ ra sao nếu đường Lê Lợi - nơi đã trở thành không gian văn hóa - bị lột bỏ “áo xanh”, “che dù cứng” bằng những vật liệu vô cảm? Tại sao không thể khoác cho bộ mặt đô thị những mảng xanh đầy sức sống ngay từ bây giờ?
Cơ quan đề xuất và quận 1 nói gì về mái che dọc vỉa hè đường Lê Lợi?
28/3/2023 548 1k
(NLĐO) - Ông Vũ Nguyễn Quang Vinh, Phó Chủ tịch UBND quận 1 (TP HCM) cho biết quận đã có góp ý bằng văn bản gửi Sở QH-KT và báo cáo UBND TP về đề xuất làm mái che dọc vỉa hè đường Lê Lợi.
TP HCM: Từ 15-4, hàng loạt tuyến đường cho ôtô chạy 2 chiều thay vì 1 chiều
28/3/2023 548 1k
(NLĐO)- 15 tuyến đường tập trung ở các quận 1, quận 3, quận 4, quận 5, quận 10, Bình Tân, Tân Bình cho phép ô tô lưu thông 2 chiều từ 22 giờ hôm trước đến 6 giờ sáng hôm sau.
Nhà ở xã hội: Cần khai thông điểm nghẽn

Nhà ở xã hội: Cần khai thông điểm nghẽn

Nếu Chính phủ cho phép phân cấp, phân quyền mạnh mẽ hơn để địa phương chuyển đổi quỹ đất công song song với hoàn chỉnh hạ tầng thì có thể thực hiện được mục tiêu phát triển nhà ở xã hội