xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Chống ngập: Còn thiếu hàng ngàn tỉ đồng

THÀNH ĐỒNG

Nhiều dự án chống ngập thiếu vốn, UBND TP HCM yêu cầu tạo điều kiện để kêu gọi đầu tư, giảm gánh nặng cho ngân sách TP

Dự kiến đến năm 2020, TP HCM sẽ xây dựng nhiều công trình thoát nước, hồ điều tiết, cống ngăn triều để chống ngập cho TP. Tuy nhiên, nhiều dự án chống ngập “khủng” bị chậm trễ do thiếu vốn khiến công tác chống ngập gặp khó khăn.

Cần 100.000 tỉ hay 150.000 tỉ đồng?

Theo kế hoạch chống ngập giai đoạn 2016-2020, TP HCM tiếp tục thực hiện Quy hoạch 752 và 1547 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt với tổng mức đầu tư khoảng 100.000 tỉ đồng, đầu tư cho hàng loạt công trình có quy mô lớn như rạch Xuyên Tâm, kênh Tham Lương - Bến Cát, 7 nhà máy xử lý nước thải và hệ thống cống bao, 8 cống ngăn triều, hồ điều tiết... để giải quyết ngập ở khu vực trung tâm, Đông Bắc, Đông Nam và phía Tây TP. Tuy vậy, năng lực tài chính tối đa của TP chỉ đạt khoảng 50 tỉ đồng, số tiền còn lại chưa biết lấy từ đâu.

“Ngay từ đầu, chúng ta đã quy hoạch chống ngập sai. Đáng lẽ quận 7, Nhà Bè là khu vực tiêu thoát nước thì chúng ta lại xây cao ốc, văn phòng... Giờ phải bỏ ra khoản tiền “khủng” để thoát nước thật là lãng phí” - chuyên gia giao thông Phạm Sanh chia sẻ. Theo ông Sanh, nếu TP huy động được nguồn vốn 100.000 tỉ đồng để đầu tư các công trình nói trên thì cũng khó chắc chắn TP sẽ hết ngập.

Dù cơn mưa đầu mùa có vũ lượng thấp, diễn ra trong thời gian ngắn nhưng đường Nguyễn Hữu Cảnh (quận Bình Thạnh, TP HCM) vẫn ngập sâu Ảnh: Sỹ Đông
Dù cơn mưa đầu mùa có vũ lượng thấp, diễn ra trong thời gian ngắn nhưng đường Nguyễn Hữu Cảnh (quận Bình Thạnh, TP HCM) vẫn ngập sâu Ảnh: Sỹ Đông

Còn theo PGS-TS Hồ Long Phi, Giám đốc Trung tâm Quản lý nước và biến đổi khí hậu (WACC-ĐHQG TP HCM), để giải quyết ngập cho cả TP thì theo Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) lập Quy hoạch 752 cho TP, phải cần đến 150.000 tỉ đồng. “Việc chống ngập không chỉ thể hiện ở mặt khoa học kỹ thuật mà còn ở nguồn vốn nhưng nguồn vốn là cam go, trở ngại lớn nhất để chống ngập ở TP HCM” - ông Phi nhận định. Theo ông Phi, TP phải “cập nhật” để bổ sung các dự án khi cần thiết nhưng nếu điều kiện tài chính của TP hạn hẹp thì nên nghĩ đến một bài toán khác. Nhà nước không thể “ôm riết” để dân sống chung với ngập được.

Thay đổi chính sách, kêu gọi đầu tư

GS-TS khoa học Lê Huy Bá cho rằng tư nhân hóa chống ngập là cần thiết và cấp bách vì giải quyết được bài toán ngân sách cho TP và bài toán chống ngập vốn bị “tắc” từ lâu. Tuy vậy, việc kêu gọi các đơn vị tư nhân đầu tư vào chống ngập như thế nào và họ có tham gia hay không mới là điều quan trọng. Mặt khác, việc tư nhân hóa chống ngập đòi hỏi TP phải có dự án, quy hoạch cụ thể sau đó mời thầu, đơn vị nào trúng thì bàn giao để họ thực hiện. Thậm chí cho nước ngoài vào đầu tư, kêu gọi đầu tư bằng nhiều cách, như OBT, PPP... Ngoài ra, quy hoạch cũng nên được bàn thảo chi tiết chứ không giao cho các nhà đầu tư theo kiểu rạch Xuyên Tâm. Cũng theo ông Bá, ở các nước Bắc Âu cũng như các nước phát triển, công trình chống ngập đều được giao cho các công ty tư nhân đầu tư, nhà nước chỉ quản lý, điều phối chung nhưng họ quản lý chặt chẽ và chuyên nghiệp nên rất khó thất thoát, chất lượng bảo đảm...

Đồng quan điểm, PGS-TS Hồ Long Phi cho rằng trong điều kiện nguồn ngân sách TP hạn hẹp, việc tư nhân hóa trong đầu tư chống ngập là giải pháp tối ưu. Cái khó hiện nay là các đơn vị tư nhân chưa thật sự mặn mà vì đầu tư vào đây khả năng thu hồi vốn rất chậm. Ông Phi cho rằng nên có lộ trình chống ngập cụ thể hơn, thay đổi chính sách, quy định pháp luật để kêu gọi các đơn vị tư nhân đầu tư vào chống ngập, tiến tới xóa bỏ bao cấp chống ngập. Nếu không tư nhân hóa, ngân sách TP vẫn hạn hẹp như hiện nay thì bài toán chống ngập rất khó có lời giải.

“Mỗi năm ngân sách của TP rót một ít, kêu gọi trung ương cho thêm được một ít thì chẳng thấm vào đâu với con số hàng ngàn tỉ đồng để chống ngập cho TP. Hiện nay, quy hoạch đã có, nếu có tiền thì sẽ làm được ngay, còn không thì đừng nói đến năm 2020 mà đến 50 năm sau bài toán chống ngập cũng không giải quyết được” - ông Phi nhấn mạnh.

Phê duyệt dự án chống ngập hơn 9.500 tỉ đồng

UBND TP HCM vừa duyệt dự án đầu tư quản lý rủi ro ngập nước khu vực TP từ vốn vay Ngân hàng Thế giới do Trung tâm Điều hành chương trình chống ngập nước làm chủ đầu tư với tổng vốn hơn 9.500 tỉ đồng. Thời gian thực hiện từ năm 2016-2021, triển khai tại các quận 8, 12, Gò Vấp, Bình Thạnh, Tân Bình, Tân Phú, Bình Tân và huyện Bình Chánh.

Mục tiêu dự án nhằm nâng cao năng lực quản lý, phòng chống ngập úng, kết hợp cải thiện vệ sinh môi trường TP; ngăn triều, thoát nước giải quyết ngập vùng trung tâm TP do ảnh hưởng biến đổi khí hậu.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo