xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Các trại heo đe dọa nguồn nước

Bài và ảnh: Xuân Hoàng

Những dòng suối đen bốc mùi hôi thối, các con sông có nguy cơ ô nhiễm nặng khi đón những dòng nước từ các dòng suối "địa ngục". Thực tế đang diễn ra tại Đồng Nai

Giữa tháng 12, có mặt tại vùng nuôi heo thuộc xã Hưng Thịnh, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai, chúng tôi ngộp thở bởi bầu không khí đặc quánh mùi hôi từ các trang trại nuôi heo gây nên. Đáng lo ngại hơn là con suối chảy qua vùng có nhiều trang trại heo, nước đen đặc quánh hoặc sủi bọt, nổi váng phân heo, bốc mùi hôi thối khủng khiếp.

Những dòng suối "chết"

"Đây là suối Công An, ngày xưa vốn trong xanh. Cách đây 5-7 năm, từ khi các trại heo mọc lên nhiều thì như thế này đây… Không chỉ gây hôi thối và mất đi nguồn nước tưới tiêu, nguồn nước ngầm sinh hoạt của người dân cũng bị ảnh hưởng trầm trọng. Giếng khoan trong vùng bơm lên bị đục, nổi váng, không sử dụng được"- ông Nguyễn Thanh Bình (ấp Hưng Bình, xã Hưng Thịnh) bức xúc.

Cho rằng suối "chết" là do các trang trại heo trong vùng xả chất thải chưa qua xử lý xuống suối, người dân yêu cầu các trang trại chăn nuôi phải khắc phục. Chính quyền xã Hưng Thịnh đã nhiều lần kiểm tra, xử phạt các chủ trang trại, buộc khắc phục việc để chất thải tràn ra môi trường. Tuy nhiên, các chủ trang trại thường nại các lý do như sơ suất, hồ chứa phân heo bị vỡ…

Tương tự, suối Ông Hường (xã Thiện Tân, huyện Vĩnh Cửu) chảy qua khu vực có nhiều hộ dân sinh sống cũng đặc quánh mùi phân heo. Con suối này chảy thẳng ra sông Đồng Nai, ngoài nước thải từ các trại heo còn phải cõng thêm nước thải của nhiều công ty, xí nghiệp.

Suối Reo (xã Gia Tân 1, huyện Thống Nhất) dài gần chục cây số, có một ngọn thác cao 15 m, đổ vào hồ Trị An cũng đang hấp hối vì phân heo. Lãnh đạo xã Gia Tân 1 cho biết suối chảy qua 4 xã nhưng khu vực xã này chịu ảnh hưởng ô nhiễm nghiêm trọng nhất. Đây là vùng người dân nuôi heo tự phát, xã đang có kế hoạch đưa các trang trại vào khu chăn nuôi tập trung, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện cũng cho biết có kế hoạch di dời 10 trang trại heo ra xa dòng suối và tiến hành nạo vét lòng suối nhưng chưa biết khi nào thực hiện được.

Danh sách các dòng suối ô nhiễm nặng, ngắc ngoải vì phân heo và chất thải từ nhà máy, xí nghiệp còn có suối Bà Thống, Cây Hảo (xã Hưng Lộc, huyện Thống Nhất); suối Lạnh (huyện Trảng Bom); suối Điệp, suối Thủy Lợi (2 huyện Xuân Lộc và Cẩm Mỹ)…

Các trại heo đe dọa nguồn nước - Ảnh 1.

Suối Ông Hường (huyện Vĩnh Cửu) vốn trong xanh nay ô nhiễm nghiêm trọng

Đề nghị ngưng cấp phép nuôi heo

Tại huyện Xuân Lộc, người dân và chính quyền đều không hào hứng khi địa phương được nhắc đến là "thủ phủ" ngành chăn nuôi heo bởi phải luôn sống trong bầu không khí ô nhiễm, đường sá hư hại. Trong khi đó, doanh nghiệp lập nên hàng trăm trang trại với tổng đàn hàng trăm ngàn con heo đều từ nơi khác đến. UBND huyện Xuân Lộc cho biết đang xem xét việc hạn chế, ngưng cấp phép và từ chối các dự án chăn nuôi lớn vì ngại ô nhiễm môi trường. Nguồn nước, nhiều con suối trên địa bàn hiện đang bị ảnh hưởng ô nhiễm trầm trọng.

Điểm nóng ô nhiễm do các trại heo gây nên ở huyện Xuân Lộc thuộc khu vực các xã Xuân Hưng, Xuân Thành, Xuân Hòa, Suối Cao. Kết quả các đợt kiểm tra cho biết đã có đến gần 20 trang trại tại đây bị xử phạt vì hệ thống xử lý chất thải không đạt chuẩn, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, trong đó có đơn vị bị phạt gần cả tỉ đồng, buộc ngưng hoạt động nhiều tháng để khắc phục ô nhiễm.

"Phát triển kinh tế là rất đáng mừng, Đồng Nai là vựa heo của cả nước cũng rất tự hào nhưng trước hết phải đặt vấn đề môi trường, đời sống người dân lên hàng đầu, quy hoạch và quy chuẩn phải được tôn trọng nghiêm ngặt. Hiện nay, hệ thống trại heo đã lấp đầy và ảnh hưởng đến môi trường, đề nghị xem xét không cấp phép thêm…" - ông Trần Lượng (ngụ xã Suối Cao) gay gắt.

Theo bà Nguyễn Thị Cát Tiên, Chủ tịch UBND huyện Xuân Lộc, hơn một năm nay, huyện đã xem xét lại chiến lược khuyến khích phát triển chăn nuôi, từ chối nhiều dự án lớn để bảo vệ môi trường. Hiện tại địa phương, đa số trại heo do tỉnh cấp phép, số ít do huyện cấp phép. Một cán bộ Phòng Tài nguyên và Môi trường của huyện cho biết quy hoạch vùng chăn nuôi của tỉnh dồn về địa bàn nhưng người dân địa phương không được hưởng lợi nhiều mà rất sợ và bức xúc vì ô nhiễm không khí, sông suối bị ảnh hưởng.

Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, ông Phạm Minh Đức, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Nai, cho biết liên quan tình hình các vùng nuôi heo ảnh hưởng đến môi trường, gây hại đến sông suối, tỉnh cũng đã có chương trình, kế hoạch bao quát, điều chỉnh, trong đó có nhiều mục tiêu, giải pháp cụ thể. 

Lợi hay hại?

Mới đây, trong đợt tổ chức giám sát về môi trường chăn nuôi tại 2 huyện Thống Nhất và Xuân Lộc, HĐND tỉnh Đồng Nai đã đặc biệt quan tâm đến vấn đề quy hoạch chăn nuôi và việc ảnh hưởng đến môi trường, cuộc sống người dân. HĐND tỉnh đã yêu cầu các sở, ngành và huyện xem xét lại việc cấp phép các dự án chăn nuôi trên địa bàn. Vấn đề đặt ra là quy hoạch chăn nuôi đem lại những lợi ích gì cho người dân, tỉnh và huyện; đánh đổi ra sao. Nếu lợi ích nhỏ mà nguy cơ bức hại môi trường lớn, hạ tầng đường sá hư hại thì phải siết lại.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo