xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Bài dự thi “Nhà mình ngày Tết”: Trên đất Pháp nhớ dĩa mì sụa, cái cù lao

Bác Sĩ Vân Thanh (Pháp)

(NLĐO) - Người Việt xa xứ luôn nhớ về quê hương, nhất là những ngày Tết với các món ăn truyền thống đã in đậm vào tâm trí.

Tết Việt nơi xứ người vốn chẳng xôm tụ gì, giờ thêm dịch bệnh càng đìu hiu hơn! Bình thường còn viếng Tết nhà này nhà nọ, giờ chẳng dám đến nhà ai, mà cũng chẳng nghe ai gọi mời hú hí...

 Nước Pháp đã gở bỏ giãn cách nhưng lệnh giới nghiêm vẫn còn (từ 18 giờ đến 6 giờ); đeo khẩu trang nơi công cộng là bắt buộc. Cái không gian vắng lặng về đêm thật nặng nề, cuộc sống vẫn bao trùm nỗi hoài nghi, lo sợ... Tết, gần như hết!

Bài dự thi “Nhà mình ngày Tết”: Trên đất Pháp nhớ dĩa mì sụa, cái cù lao - Ảnh 1.

Tết lạnh lẽo trên đất Pháp

Cuối cùng thì tôi cũng nhận được món quà Tết là 2 đòn bánh tét của cậu mợ gửi cho. Bạn tôi ở Paris nhận nhiệm vụ đi lấy 2 đòn bánh, rồi đáp xe lửa về vui Tết với tôi tại bệnh viện cách Paris 120 km. 

Chuyện lấy bánh cũng cười ra nước mắt! Không biết tự bao giờ có một điều luật bất thành văn trong mùa dịch là giao tiếp theo cách... gián tiếp! Khi bạn tôi tới chung cư nhà cậu mợ thì điện cho biết cậu mợ sẽ để 2 đòn bánh ngoài cửa; rồi khi nhận xong thì điện báo cậu mợ biết, hoặc có gửi gì cho cậu mợ thì cứ để... ngoài cửa! Không thể ngờ một cách giao tiếp hết sức "vô duyên" mà lại có thật trong thế giới văn minh, tiến bộ này.

Với hành trình 1 giờ xe lửa và 10 phút cuốc bộ trong nhiệt độ âm 2, đã biến 2 đòn bánh tét thành 2 khúc củi lạnh cứng. Bạn bàn thôi thì chiên ăn vậy. Nhìn từng khoanh bánh tét vàng vụn khô khan mà nhớ da diết món ăn gia đình ngày Tết.

Bài dự thi “Nhà mình ngày Tết”: Trên đất Pháp nhớ dĩa mì sụa, cái cù lao - Ảnh 2.

Mì sụa và cù lao

Tôi ngẫm ra một điều, ngoài vài món ăn truyền thống ngày Tết của từng vùng miền, mỗi gia đình thường có thêm những món ăn truyền thống, "đặc sản" riêng, năm nào cũng vậy, nhà tôi cũng không ngoại lệ. 

Hơn 20 cái Tết mà tôi biết từ thời ông bà nội cho tới giờ là ba má làm nội trợ thực đơn mâm cơm ngày Tết không hề thay đổi, cả cách bày biện cũng y chang! Trong nhiều món ăn, tôi ấn tượng nhất với 2 món là cái cù lao và dĩa mì sụa xào.

Sợi mì sụa rất dài có đến 2,3m. Bà nội nói sợi mì dài tượng trưng cho sự bền vững, dài lâu, có thể hiểu là sống lâu, tuổi thọ... (nội đã gần trăm tuổi!). 

Còn cù lao, nếu xét về địa hình thì là một vùng đất nổi lên giữa sông nước giống như hình dạng của cái vật dụng cù lao vậy. Còn xét về chữ nghĩa, văn chương thì hàm ý nói về công lao cha mẹ nuôi dưỡng con cái: "Công cha như núi ngất trời, nghĩa mẹ như nước ngời ngời biển Đông, Núi cao biển rộng mênh mông, Cù lao chín chữ ghi lòng con ơn" (Ca dao). Chín chữ cù lao đó là: Sinh (sinh con ra); Cúc (nâng đở); Phủ (vỗ về); Súc (bú mớm); Trưởng (nuôi dưỡng); Dục (dạy dỗ); Cố (trông xem); Phục (quấn quít); Phúc (giữ gìn). 

Với ý nghĩa đó thì cù lao dù là tên cái vật dụng hay tên một món ăn đều rất ý nghĩa, nhất là với mâm cơm ngày Tết.

Bài dự thi “Nhà mình ngày Tết”: Trên đất Pháp nhớ dĩa mì sụa, cái cù lao - Ảnh 3.

Mâm cơm Tết

Tôi ấn tượng và nhớ về cái cù lao, vì hiện nay gần như cái vật dụng này đã gần biến khỏi các bàn ăn gia đình, hàng quán..., thay vào đó là cái lẩu bếp ga, điện... Còn với nhà tôi nó gần như được giữ gìn mãi; ngày Tết, ngày giỗ ông nội nó luôn hiện diện một cách trân trọng.

Suốt thời gian gần 2 năm sống và làm việc ở Pháp tôi chưa một lần nhìn thấy cái cù lao dù là ở quán ăn hay gia đình người Việt. Thay vào đó là những bếp điện từ hiện đại, tiện dụng. Có thể cái vật dụng cù lao đã lỗi thời, bất tiện. Nhưng ở chừng mực nào đó nó vẫn có cái "vị" riêng biệt, cái vị trí không thể thay thế với một số người. 

Đặc biệt với "tư cách" là một món ăn ngày Tết, hai chữ cù lao thật ý nghĩa, thân thương, bởi việc thưởng thức sự nồng nàn không chỉ bằng vị giác mà đôi khi bằng cả khối óc, trái tim...

Nhằm làm phong phú thêm nội dung, tạo sự tương tác cao hơn với bạn đọc, Báo Người Lao Động tổ chức 2 cuộc thi trên Báo Người Lao Động điện tử (NLĐO) dịp Tết Tân Sửu 2021.

Cuộc thi "Nhà mình ngày Tết" và "Làm báo cùng Báo Người Lao Động "bắt đầu nhận tác phẩm từ ngày 1-2 (20 tháng chạp) đến 21-2 (mùng 10 tháng giêng).

Bạn đọc có thể xem thể lệ, giải thưởng về 2 cuộc thi này tại đây

Lưu ý: do tin bài dự thi của bạn đọc có đính kèm video hoặc hình ảnh có dung lượng khá lớn, nên cần phải giảm dung lượng hình ảnh xuống để gửi hoặc bạn đọc có thể tải lên Google Drive hoặc OneDirve rồi gửi mail chúng tôi link download video, hình ảnh dung lượng lớn đó. Nếu gặp trục trặc trong việc gửi tin bài dự thi xin vui lòng liên hệ qua email: xuanonline@nld.com.vn


Bài dự thi “Nhà mình ngày Tết”: Trên đất Pháp nhớ dĩa mì sụa, cái cù lao - Ảnh 5.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo