xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Lệnh bắt giả và chuyện người đàn bà rớt bẫy

Theo Báo Công an Đà Nẵng

Người đàn ông chuyển qua zalo cho chị U. một tờ giấy có ghi là “Lệnh bắt khẩn cấp” rồi tiếp tục hướng dẫn chị cách để chứng minh bằng việc nộp tiền

Sau khi nhận được điện thoại của đối tượng lạ mặt thông báo nội dung dính vào vụ án “buôn bán ma túy, bắt cóc tống tiền, rửa tiền trốn thuế” và đang chuẩn bị bị bắt khẩn cấp, chị Lê Ngọc U. (1987, trú Q. Hải Châu, TP Đà Nẵng) vì quá hoảng sợ nên đã chuyển 1 tỉ đồng vào tài khoản lạ để “kiểm tra”. Sau khi bình tĩnh trở lại thì chị U. phát hiện mình bị lừa.

Lệnh bắt giả và chuyện người đàn bà rớt bẫy - Ảnh 1.

CATP Đà Nẵng tiếp xúc, làm việc với một số bị hại của thủ đoạn tương tự trong năm 2014.

Theo đơn trình báo của chị Lê Ngọc U., lúc 9 giờ 15 ngày 19-4, chị nhận được điện thoại từ số máy 0044283196661 gọi vào máy điện thoại bàn ở khách sạn K.Y (Đà Nẵng) do chị làm quản lý. Cuộc gọi đến tự động có nội dung: “Thông báo được gửi đi từ TAND TP Đà Nẵng, có đơn khởi tố có tính chất hình sự với quý vị. Để giải đáp thắc mắc, vui lòng bấm phím số 9”.


Để tìm hiểu sự việc, chị U. làm theo hướng dẫn và bấm số 9 thì đầu dây bên kia là giọng một phụ nữ, xưng là nhân viên tòa án và hỏi cụ thể tên tuổi, công việc của chị U. 

Sau khi được trả lời, người phụ nữ hỏi số CMND và ngày tháng năm sinh của chị U. với lý do để tra mã hồ sơ. Lát sau, người này thông báo chị U. bị nhà mạng Viettel đề nghị khởi tố vì nợ cước 7,85 triệu đồng. Lúc này, chị U. 

khẳng định không nợ cước thì người này nói số điện thoại chị đang sử dụng có đăng ký tại 125-Nguyễn Trãi (P. Bến Nghé, Q. 1, TPHCM). Chị U trả lời không biết gì thì người này giải thích: “Có người đã mạo danh chị để đăng ký số điện thoại nói trên” và đây là hình thức mạo danh để làm những việc phi pháp”.

Ngay sau đó, nữ nhân viên này yêu cầu chị U. nên trình báo đến CATPHCM rồi kết nối máy đến đó. Sau khi được kết nối máy, đầu dây bên kia là giọng một người đàn ông tự xưng là cán bộ Phòng Cảnh sát hình sự CATPHCM. Người này dùng số 280000113 gọi vào di động chị U., xưng là trung úy... Thấy số đuôi là 113, chị U. nghĩ là của CA nên tin tưởng. 

“Trong cuộc kết nối của phía bên kia với mục đích là tra hồ sơ của tôi thì tôi nghe đủ thứ: nào là kết nối đội 1, kết nối đội 2, nào là hồ sơ hình sự, nào là hồ sơ dân sự… 

Sau khi kết thúc kết nối với các đội kia xong, thì anh ta quay lại nói chuyện với tôi rằng: Tôi bị tình nghi trong đường dây buôn bán ma túy. Với số lượng ma túy cực kỳ lớn. Hành vi buôn bán, tàng trữ, che giấu buôn bán ma túy sẽ bị đi tù...” - chị U. kể lại.

Sau một hồi phán tội, người đàn ông này chuyển qua zalo cho chị U. một tờ giấy có ghi là “Lệnh bắt khẩn cấp” rồi tiếp tục hướng dẫn chị cách để chứng minh không liên quan, không vi phạm thì phải kê khai tài sản để chứng minh thu nhập là minh bạch, nộp tiền vào cơ quan CA để kiểm chứng. 

Tin lời và như bị “thôi miên”, chị U. đã làm theo, chuyển 1 tỷ đồng vào tài khoản mang tên Lê Minh Dung, số tài khoản: 020058758893 tại Ngân hàng S - Chi nhánh TPHCM. Người xưng cán bộ CA còn hướng dẫn chị đến trụ sở CATP Đà Nẵng để nhận giấy xác nhận là không liên quan đến vụ án. 

Sau đó chị U. kể lại sự việc cho chồng thì mới té ngửa vì đã dính bẫy của bọn lừa đảo. Vậy là tài sản, vốn liếng dành dụm của vợ chồng chị U. lâu nay đã nằm trong tay kẻ lừa đảo.

Lệnh bắt giả và chuyện người đàn bà rớt bẫy - Ảnh 2.

Lệnh bắt khẩn cấp, giấy chuyển tiền và đơn tố cáo của chị U. gửi cơ quan CA.

“Sau khi chuyển tiền, tôi về nhà và kể lại sự việc với chồng thì chồng tôi giải thích là đã bị lừa nên vợ chồng tôi nhanh chóng đến ngân hàng T.P để hủy lệnh Ủy nhiệm chi, đồng thời liên hệ với tổng đài hỗ trợ khách hàng của ngân hàng để phong tỏa tài khoản của anh Lê Minh Dung lại. Tuy nhiên đã không kịp, tiền đã được rút ra trước khi có lệnh hủy…” - chị U. nói trong nước mắt.


Qua nắm thông tin sự việc, chúng tôi nhận thấy, việc lừa đảo qua điện thoại, tự xưng là “người” của cơ quan cảnh sát điều tra rồi gọi điện đến đe dọa, nói có liên quan đến các vụ án ma túy, rửa tiền, bắt cóc… sau đó đòi kiểm tra tiền trong tài khoản thời gian những năm 2014-2015 cũng xảy ra tại Đà Nẵng. 

Báo Công an TP Đà Nẵng cũng đã có bài phản ánh, sau đó sự việc tạm lắng và thời gian gần đây lại xảy ra. Theo CA các đơn vị, đây là thủ đoạn lừa đảo của các đối tượng chuyên sử dụng công nghệ cao để chiếm đoạt tài sản của người khác. 

Bởi vậy, khi nhận được các cuộc điện thoại tương tự, người dân cần phải hết sức cảnh giác, kể ngay chuyện cho người thân hoặc những người ở gần và nhanh chóng báo cáo đến cơ quan CA nơi gần nhất để kịp thời xử lý. Đặc biệt, tuyệt đối tránh việc quá sợ hãi rồi chuyển tiền theo hướng dẫn của các đối tượng…


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo