VnMoney
21/03/2021 15:16

Đằng sau cơn sốt ví điện tử ở Trung Quốc

Thanh toán trực tuyến đã trở thành thói quen của người tiêu dùng Trung Quốc trong những năm qua. Tại đây, ngay cả người hát rong trên đường phố cũng có mã QR để nhận tiền ủng hộ.

Theo The Economist, vào khoảng năm 1300, Marco Polo - một thương nhân người Venice (Italy) - đã kể lại cho người châu Âu một kỳ tích mà ông chứng kiến ở Trung Quốc. Tại đó, Marco Polo kể, hoàng đế Trung Quốc "dùng vỏ cây để tạo thành một thứ giống như giấy và lưu hành trên khắp đất nước".

Khoảng 6 thế kỷ sau khi Trung Quốc phát minh ra tiền giấy, người phương Tây bắt đầu sử dụng chúng. Nhưng giờ đây, những du khách nước ngoài đến Trung Quốc lại một lần nữa ngạc nhiên. Tiền giấy đã bị thay thế bằng các pixel trên màn hình điện thoại, tức thanh toán qua điện thoại di động.

Thanh toán bằng điện thoại di động đã trở thành thói quen của người tiêu dùng Trung Quốc trong những năm qua. Một cuộc khảo sát hồi năm 2018 chỉ ra 92% người dân ở các thành phố lớn nhất của Trung Quốc sử dụng WeChat Pay hoặc Alipay làm phương tiện thanh toán chính.

Ở các vùng nông thôn, 47% người dân được cho là thường xuyên sử dụng di động để thanh toán.

Đằng sau cơn sốt ví điện tử ở Trung Quốc - Ảnh 1.

92% người dân ở các thành phố lớn nhất Trung Quốc coi WeChat Pay hoặc Alipay là phương tiện thoanh toán chính. Ảnh: Reuters.

Bùng nổ thanh toán trực tuyến

Theo thống kê được Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc công bố hồi năm 2020, số giao dịch thông qua điện thoại di động đã tăng 73,6% so với cùng kỳ năm trước lên 30,7 tỷ giao dịch. Tính đến tháng 3/2020, đất nước 1,4 tỷ dân có đến 776,8 triệu người sử dụng thanh toán bằng di động.

Alipay của Ant Group là một trong những nền tảng thanh toán trực tuyến phổ biến nhất Trung Quốc. Ant ra đời cách đây 17 năm. Jack Ma - tỷ phú doanh nhân nổi tiếng của Trung Quốc - đã tạo ra dịch vụ Alipay với mô hình giống PayPal (có trụ sở tại Thung lũng Silicon). Nền tảng được sử dụng để thanh toán mọi thứ từ những khoản vay đến việc mua hàng ở McDonald’s.

Alipay đã phát triển thần tốc. Dịch vụ Quick Pay ra đời năm 2013 gây ấn tượng mạnh mẽ với người dùng. Nền tảng giúp đơn giản hóa thủ tục thanh toán trực tuyến, tăng tỷ lệ mua hàng trực tuyến lên 90% và củng cố vị thế thống trị của Ant trong lĩnh vực thanh toán kỹ thuật số.

Đằng sau cơn sốt ví điện tử ở Trung Quốc - Ảnh 2.

Tỷ lệ người Trung Quốc sử dụng thanh toán qua điện thoại di động mỗi ngày lên đến 74%. Ảnh: Daxue Consulting.

Một phần nguyên nhân của sự bùng nổ thanh toán qua điện thoại thông minh ở Trung Quốc là ngành công nghiệp thương mại điện tử phát triển thần tốc. Theo ước tính của các chuyên gia, lĩnh vực thương mại trực tuyến ở đất nước tỷ dân đã đạt doanh thu 1.500 tỷ USD vào năm 2019, chiếm 25% thị trường bán lẻ tổng thể của cả nước.

Thanh toán trực tuyến cũng thành công nhờ sự nhanh chóng và đơn giản nhờ mã QR. Tại Trung Quốc, mã QR ở khắp mọi nơi, ngay cả những người hát rong trên đường phố cũng có mã QR để nhận tiền ủng hộ.

Có hai cách để thanh toán bằng mã QR ở Trung Quốc. Thứ nhất là khách hàng quét mã QR của người bán. Mã này thường được in trên quầy thu ngân ở các nhà hàng. Thứ hai, khách hàng có thể mở mã QR trên điện thoại thông minh và người bán quét để nhận tiền.

Đằng sau cơn sốt ví điện tử ở Trung Quốc - Ảnh 3.

Các giao dịch thanh toán bằng điện thoại di động tăng vọt trong những năm qua. Ảnh: Daxue Consulting.

Người tiêu dùng Trung Quốc có thể sử dụng ví điện tử để thanh toán ở bất cứ đâu, từ những cửa hàng tiện lợi, trung tâm mua sắm lớn cho đến mua vé tàu điện ngầm hoặc vé máy bay. Trên các nền tảng ví điện tử như Alipay và Wechat Pay, người tiêu dùng cũng có thể thanh toán tiền điện, nước và những hóa đơn tiện ích khác.

Đáng nói, trong những năm gần đây, với sự phát triển của sinh trắc học và công nghệ di động, thanh toán thông qua nhận dạng khuôn mặt của Alipay cũng trở nên phổ biến. Người tiêu dùng có thể đi ra ngoài, mua sắm và thậm chí không cần đem theo tiền mặt hay điện thoại di động.

Doanh thu lớn

Alipay và Wechat Pay đã tận dụng lợi thế của các công ty tiên phong trong mảng thanh toán màu mỡ. Nền tảng nhắn tin WeChat của Tencent sở hữu hơn 1 tỷ người dùng mỗi tháng. Với WeChat Pay, người sử dụng có thể thanh toán, đặt vé máy bay, tàu hỏa, mua sắm trực tuyến mà không cần rời khỏi ứng dụng.

Trong khi đó, ứng dụng Alipay của Ant Group có khoảng 700 triệu người dùng mỗi tháng. Từ tháng 6/2019 đến cùng kỳ năm 2020, Alipay đã xử lý 118.000 tỷ NDT ( 18.146 tỷ USD ) giao dịch thanh toán ở Trung Quốc. Con số đó vượt xa 172 tỷ USD của PayPal hồi năm 2019.

Tencent không tiết lộ khối lượng giao dịch thanh toán. Tuy nhiên, theo Tech Crunch, một số công ty nghiên cứu cho rằng mảng thanh toán của tập đoàn có quy mô khổng lồ. Hai nền tảng thanh toán đã kiểm soát hơn 90% thị trường thanh toán điện tử trị giá hàng nghìn tỷ USD của Trung Quốc.

Theo công ty nghiên cứu thị trường iResearch, Alipay đã xử lý 55,4% giao dịch thanh toán trung gian của Trung Quốc trong quý I/2020, trong khi hãng nghiên cứu Analysys ước tính thị phần của công ty là 48,44%. Nền tảng thanh toán của Tencent theo sau với 38,8%, theo dữ liệu của iResearch.

Đằng sau cơn sốt ví điện tử ở Trung Quốc - Ảnh 4.

Thanh toán trực tuyến là mảng kinh doanh màu mỡ đối với các công ty công nghệ Trung Quốc. Ảnh: Reuters.

Từ khởi điểm thanh toán trực tuyến, những công ty như Ant Group đã "đánh chiếm" dữ dội các mảng kinh doanh màu mỡ của nhóm ngân hàng truyền thống như cho vay và huy động tiền gửi.

Trên "mặt trận" huy động tiền gửi, Yue Bao - quỹ tiền tệ của Ant từng có thời điểm đứng đầu thế giới với giá trị tài sản quản lý lên tới 251 tỷ USD . Chỉ với 1 NDT ( 0,15 USD ), người dùng đã có thể mở tài khoản và đầu tư.

Khó thay thế

Chính quyền Trung Quốc từng ủng hộ dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt của Alibaba và coi đó là công nghệ đổi mới mạng lưới phân phối và tài chính. Nhờ đó, dịch vụ phát triển mạnh mẽ, nhất là ở các khu vực thành thị.

Tuy nhiên, mặt trái là thị trường thanh toán điện tử giờ bị thống trị bởi Alipay của Alibaba (thị phần 55%) và WeChat Pay của Tencent (thị phần 39%). Trong khi đó, việc sử dụng thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ UnionPay do các ngân hàng phát hành không tăng đáng kể. Công ty khởi nghiệp và người tiêu dùng cũng phụ thuộc vào các đại gia công nghệ, thay vì hệ thống ngân hàng.

Quỹ tiền tệ Yu'ebao của Alipay cũng bị coi là mối đe dọa nghiêm trọng đối với hệ thống ngân hàng truyền thống. Hồi năm 2019, Bắc Kinh đã yêu cầu Alipay và WeChat Pay gửi tiền dự trữ tại Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc giống những nhà băng khác. Tuy nhiên, đến tháng 6/2020, tổng quy mô của các quỹ liên kết với Yu'ebao vẫn tăng lên 2.540 tỷ NDT.

Đến tháng 11/2020, các nhà quản lý Trung Quốc yêu cầu Ant Group hoãn đợt IPO (phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng) trị giá 35 tỷ USD . Tiếp đó, Tổng cục Quản lý thị trường Trung Quốc (SAMR) công bố dự thảo dài 22 trang với chủ trương ngăn chặn hành vi độc quyền của các nền tảng Internet lớn.

Bắc Kinh từ lâu đã lo ngại về thế độc quyền của các gã khổng lồ công nghệ. Tác động của họ đối với hệ thống tài chính vượt ngoài khả năng giám sát của ngân hàng trung ương

Ông Anthony Chan tại Ngân hàng UBP

Hôm 27/12, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) buộc Ant Group phải "điều chỉnh" các mảng kinh doanh thuộc lĩnh vực fintech, từ quản lý tài sản, bảo hiểm đến cho vay tiêu dùng. Công ty này sẽ phải tập trung vào mảng thanh toán trực tuyến cốt lõi.

Giới chuyên gia nhận định các động thái của chính quyền Trung Quốc nhằm kiềm chế sự mở rộng của Alibaba và những công ty công nghệ khác.

"Bắc Kinh từ lâu đã lo ngại về thế độc quyền tiền kỹ thuật số của các gã khổng lồ công nghệ. Tác động của họ đối với hệ thống tài chính vượt ngoài khả năng giám sát của ngân hàng trung ương", ông Anthony Chan, Giám đốc chiến lược đầu tư châu Á tại Ngân hàng UBP, bình luận.

Tuy nhiên, việc triệt tiêu sức mạnh của các công ty công nghệ có thể đem đến rủi ro lớn. Thanh toán kỹ thuật số đã trở thành một phần quan trọng trong đời sống của người dân Trung Quốc. Nếu thắt chặt kiểm soát quá mức, nền kinh tế, nhất là lĩnh vực bán lẻ và mua sắm trực tuyến, sẽ sa sút.

Chính quyền Trung Quốc đặt kỳ vọng vào đồng NDT kỹ thuật số để thay đổi tình thế. Theo kế hoạch, người dùng đồng NDT kỹ thuật số sẽ tạo tài khoản hoặc ví điện tử tại ngân hàng. Sau đó, họ chuyển đổi lượng tiền mặt cần thiết thành NDT kỹ thuật số.

Đằng sau cơn sốt ví điện tử ở Trung Quốc - Ảnh 6.

Ant Group của tỷ phú Jack Ma sẽ phải tập trung vào mảng thanh toán cốt lõi. Ảnh: Getty.

Thông qua ví điện tử được cài đặt trên điện thoại thông minh, người dùng có thể thanh toán tiền số cho người khác mà không cần chuyển qua các bên trung gian như Alipay.

Tuy nhiên, giới quan sát nhận định không rõ liệu cư dân Trung Quốc có nhanh chóng chấp nhận đồng NDT kỹ thuật số hay không. Bởi các chương trình của Alipay và WeChat Pay mang đến sự tiện lợi tương tự. Trong khi đó, nhiều người sẽ do dự vì lo ngại mất quyền riêng tư, nhất là với những giao dịch lớn hoặc tài sản muốn chuyển ra nước ngoài.

"Nhiều người sẽ thận trọng. Họ có thể mất quyền riêng tư hơn, trong khi không nhận thêm nhiều lợi ích", Nikkei Asian Review dẫn lời GS Frank Xie tại Đại học South Carolina Aiken bình luận.

Theo Thảo Cao (ZingNews)

Viết bình luận

Tập đoàn GELEX tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông 2024

Tập đoàn GELEX tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông 2024

Sản xuất - Kinh doanh 20:09

Sáng 28-3-2024, Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2024 của Công ty cổ phần Tập đoàn GELEX đã diễn ra tại Hà Nội. Với sự đồng thuận và nhất trí cao, Đại hội đã thông qua toàn bộ các báo cáo, tờ trình và nhiều nội dung quan trọng khác.

Tập đoàn Đèo Cả và VDB Lâm Đồng ký thỏa thuận hợp tác thực hiện dự án PPP

Tập đoàn Đèo Cả và VDB Lâm Đồng ký thỏa thuận hợp tác thực hiện dự án PPP

Sản xuất - Kinh doanh 20:09

Ngày 28-3-2024, Tập đoàn Đèo Cả và Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) - Chi nhánh Lâm Đồng ký kết thoả thuận hợp tác về tài trợ vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước để thực hiện các dự án đầu tư hạ tầng giao thông theo phương thức đối tác công tư (PPP).

EVNHCMC tiếp và làm việc với Bộ trưởng Phát triển kinh tế, Thương mại quốc tế và Xúc tiến xuất khẩu Canada

EVNHCMC tiếp và làm việc với Bộ trưởng Phát triển kinh tế, Thương mại quốc tế và Xúc tiến xuất khẩu Canada

Doanh nghiệp 20:00

Sáng 28-3-2024, ông Phạm Quốc Bảo, Chủ tịch HĐTV và ông Luân Quốc Hưng, Phó Tổng giám đốc EVNHCMC đã tiếp và làm việc với Bộ trưởng Phát triển Kinh tế, Thương mại Quốc tế và Xuất khẩu Canada – bà Mary Ng.

Đến TTC Van Phong Bay Resort nghe chia sẻ kinh nghiệm quản trị từ doanh nhân Đặng Văn Thành

Đến TTC Van Phong Bay Resort nghe chia sẻ kinh nghiệm quản trị từ doanh nhân Đặng Văn Thành

Doanh nghiệp 17:36

Cuộc đời của mỗi doanh nhân được ví như “cuốn sách sống” truyền cảm hứng cho thế hệ kế tiếp. Có mất mát, khó khăn, nhưng cũng có rất nhiều thành tựu. Những kinh nghiệm thực tế này không chỉ vô cùng quý giá mà còn là động lực mạnh mẽ cho bất kỳ ai.

Góc nhìn: Libera Nha Trang và tư duy tiếp cận mới

Góc nhìn: Libera Nha Trang và tư duy tiếp cận mới

Bất động sản 15:48

Từ trước đến nay, và kể cả trong tương lai, thế giới chưa bao giờ phủ nhận sức hấp dẫn đặc biệt của những đô thị biển.

Lễ Vía Quán Thế Âm Bồ Tát đản sinh sẽ diễn ra lần đầu tiên trên đỉnh thiêng Fansipan vào ngày 28-3

Lễ Vía Quán Thế Âm Bồ Tát đản sinh sẽ diễn ra lần đầu tiên trên đỉnh thiêng Fansipan vào ngày 28-3

Điểm đến hấp dẫn 15:46

Vào ngày 28-3 (nhằm ngày 19-2 âm lịch), Lễ Vía Quán Thế Âm Bồ Tát đản sinh sẽ được tổ chức thiêng liêng lần đầu tiên tại quần thể tâm linh Fansipan với nhiều hoạt động và nghi thức ý nghĩa.

Kết hợp sử dụng bột ngọt và muối ăn để duy trì chế độ ăn giảm muối

Kết hợp sử dụng bột ngọt và muối ăn để duy trì chế độ ăn giảm muối

Sản phẩm 15:45

Ngày nay, chế độ ăn giảm muối là từ khóa được nhắc đến ngày càng phổ biến. Người tiêu dùng cũng ngày càng có ý thức hơn đối với việc cắt giảm lượng muối ăn tiêu thụ trong khẩu phần hằng ngày. Tuy nhiên, giảm muối khiến món ăn mất đi vị ngon hấp dẫn, điều này khiến nhiều người khó có thể duy trì chế độ này thường xuyên.