VnMoney
08/06/2014 12:31

Ai giàu nhất lịch sử Mỹ?

(NLĐO) - Danh sách 20 người giàu nhất trong lịch sử nước Mỹ do CNN thống kê chỉ có 2 nhân vật ở hiện tại, những người còn lại đều đã qua đời

Giá trị tài sản của tỉ phú đã qua đời bao gồm cả các khoản đã di chúc được lấy tại thời điểm họ mất, sau đó các chuyên gia tính toán lại dựa trên quy mô nền kinh tế Mỹ và đồng USD hiện nay, tức đã điều chỉnh theo mức độ lạm phát

1. John D. Rockefeller (1839-1937)

Tài sản: 253 tỉ USD

Đứng đầu danh sách người giàu nhất lịch sử Mỹ là ông trùm dầu mỏ tỉ phú Rockefeller. Năm 1880, Công ty Standard Oil của ông kiểm soát đến 90% sản lượng dầu toàn nước Mỹ. Đến nỗi chính phủ Mỹ phải ra lệnh chia nhỏ công ty của ông sau nhiều cáo buộc làm giá và những phi vụ ngầm. Các công ty được “cắt” ra từ Standard Oil như ExxonMobil, Chevron, ConocoPhillíp và BP đều là những tập đoàn lớn nhất trong ngành năng lượng thế giới ngày nay.

2. Cornelius Vanderbilt (1794-1877)

Tài sản: 205 tỉ USD

Vanderbilt khởi nghiệp từ những chiếc sà lan tại cảng New York rồi dần mở rộng sang tàu hơi nước và kinh doanh đường sắt.

Với bản tính thô lỗ khi luôn miệng chửi thề và hút thuốc lá, Vanderbilt chưa bao giờ thực sự hòa nhập với thế giới thượng lưu tại New York. Tuy nhiên, các con của ông thì khác. Họ xây nhiều dinh thự xa xỉ dọc đường Park Avenue và cực thân thiết với giới thượng lưu. Nhưng đến năm 1973, không ai trong số 120 con cháu của Vanderbilt còn là triệu phú, do lối tiêu xài hoang phí.

3. John Jacob Astor (1763-1848)

Tài sản: 138 tỉ USD

Astor, là một người Đức, khởi nghiệp từ việc buôn lông thú nhưng cơ nghiệp của ông chủ yếu có từ việc đầu tư địa tại khu Manhattan ở New York với sự nâng đỡ khá nhiều của gia đình nhà vợ giàu có.

Vào thời điểm con trai ông lên nắm quyền điều hành công ty, nhà Astors đã sở hữu hơn 700 khu bất động sản tại khu vực này.

4. Stephen Girard (1750-1831)

Tài sản: 120 tỉ USD

Girard, người Mỹ gốc Pháp, khởi nghiệp bằng công việc trên những con tàu buôn từ châu Âu đến vùng Caribbean. Ở tuổi 23, Stephen Girard trở thành thuyền trưởng và sau đó sở hữu cả một đội tàu buôn.

Girard định cư tại Philadelphia và dùng số tiền kiếm được từ các tàu buôn để đầu tư vào các ngân hàng và cho chính phủ Mỹ vay tiền trong chiến tranh năm 1812.

5. Richard Mellon (1858-1933)

Tài sản: 103 tỉ USD

Richard và em trai Andrew (người giàu thứ 15 trong lịch sử Mỹ) là những ông trùm ngân hàng tại Pittsburgh, Pennsylvania. 2 nhà tài phiệt còn nhúng tay vào nhiều ngành công nghiệp màu mỡ của thế kỷ 19, như thép, dầu mỏ, than và đường sắt.

6. Andrew Carnegie (1835-1919)

Tài sản: 101 tỉ USD

Là ông trùm ngành thép, gắn với Tập đoàn thép Carnegie Steel (CSC) nhưng Andrew lại được biết đến nhiều với vai trò nhà từ thiện.

Ông bán cả công ty khổng lồ của mình cho J.P.Morgan US Steel và đem tiền góp cho các tổ chức phi lợi nhuận, từ thiện và gần 3.000 thư viện công.

7. Stephen Van Rensselaer (1764-1839)

Tài sản: 101 tỉ USD

Van Rensselaer là người cuối cùng thuộc tầng lớp quý tộc được cấp đất tại Bắc Mỹ, khi nơi này còn là thuộc địa của Hà Lan. Có thời điểm ông sở hữu hàng triệu mẫu đất ở bang New York, với hơn 100.000 tá điền sinh sống.

Ngoài việc thành lập Viện bách khoa Rensselaer, ông còn hỗ trợ tài chính cho chính phủ trong xây dựng kênh đào Erie. Rensselaer cũng là chỉ huy của 6.000 binh sĩ trong chiến tranh Anh – Mỹ 1812 và từng là nghị sĩ quốc hội Mỹ.

8. Alexander Turney Stewart (1803-1876)

Tài sản: 100 tỉ USD

Là một thương nhân ngành dệt may người Iceland, Stewart tới Mỹ và xây dựng công ty bán buôn bán lẻ các mặt hàng khô lớn nhất tại đây. Ông cũng là nhà cung cấp đồng phục chủ yếu cho quân đội miền Nam trong cuộc nội chiến Mỹ.

9. Frederick Weyerhäuser (1834-1914)

Tài sản: 91,2 tỉ USD

Là ông trùm ngành gỗ và giấy tại Mỹ, ông cùng gia đình từng được cho là kiểm soát cả một vùng gỗ rộng lớn, có diện tích tương được bang Wisconsin ngày nay. Tuy vậy, Weyerhaeuser là một trong những công ty gỗ có trách nhiệm với môi trường nhất tại Mỹ.

10. Jay Gould (1836-1892)

Tài sản: 78,3 tỉ USD

Gould là một nhà đầu cơ, nhà tài chính và là một ông trùm trong ngành đường sắt. Ông cũng mệnh danh là doanh nhân có đạo đức kém nhất lịch sử Mỹ với những hành vi như chiếm đất, thao túng cổ phiếu, hối lộ. Ông từng giành quyền kiểm soát công ty đường sắt của Vanderbilt bằng cách phát hành cổ phiếu giả rồi hối lộ quan chức New York để thông qua thương vụ.

Vì sự man trá đó, Gould có rất ít bạn bè và bị đại đa phần xã hội New York lúc bấy giờ xa lánh dù là người rất giàu có.

11. Marshall Field (1834 – 1906)

Tài sản 75 tỉ USD

Marshall Field nổi danh với chuỗi cửa hàng bách hóa hàng đầu mang tên ông tại Chicago. Ông đi đầu khi đưa tín dụng, chính sách trả hàng và cửa hàng ăn uống vào trong các chuỗi bách hóa của mình. Marshall Field sau này bị tập đoàn Macy mua lại đổi tên từ đó.

12. Bill Gates (1955 – nay)

Tài sản: 74 tỉ USD

Bill là người đồng sáng lập tập đoàn công nghệ Microsoft và là người đàn ông giàu nhất thế giới nhiều năm trở lại đây. Sau khi rời khỏi các vị trí lãnh đạo tại Microsoft vào năm 2008, hầu hết thời gian của ông dành cho Quỹ từ thiện Bill và Melinda Gates Foundation.

13. Henry Ford (1863-1947)

Tài sản: 67,2 tỉ USD

Tên của ông gắn liền với dòng xe Model-T huyền thoại và ngành công nghiệp sản xuất ô tô của Mỹ và thế giới khi ông là người áp dụng việc lắp ráp ô tô bằng dây chuyền

14. Warren Buffett (1930 – nay)

Tài sản: 63,8 tỉ USD

Buffett mua lại hãng dệt may Berkshire Hathaway vào năm 1965 và biến nó thành một trong những công ty đầu tư thành công nhất mọi thời đại. Từ những năm 1960 đến năm 1990, cổ phiếu Berkshire tăng trung bình 28%. Buffett cũng nổi tiếng với việc đấu tranh cho việc đánh thuế cao người giàu và có kế hoạch quyên phần lớn tài sản cho từ thiện sau khi ông qua đời.

15. Andrew Mellon (1855-1937)

Tài sản: 63,2 tỉ USD

Dù sống lâu hơn anh trai Richard Mellon (người số 5) 5 năm, nhưng giá trị tài sản của ông vẫn bị đánh giá thấp. Trong khi người anh Richard tập trung vào từ thiện ở vùng Pittsburgh thì Andrew quan tâm đến nghệ thuật. Ông đã tặng 126 bức tranh nổi tiếng của mình cho Bảo tàng nghệ thuật quốc gia ở thủ đô Washington, DC

16. Samuel M. Walton (1918-1992)

Tài sản: 56,5 tỉ USD

Samuel là người sáng lập tập đoàn bán lớn lẻ nhất hiện nay Wal-Mart. Tập đoàn này hiện có giá trị trên 130 tỉ USD.

17. Moses Taylor (1806 – 1882)

Tài sản: 54,5 tỉ USD

Là con trai một phụ tá của John Jacob Astor (số 3), Taylor dùng tiền bạc của gia đình để đầu tư vào một loạt các ngành công nghiệp: đường, cà phê, vận chuyển, đường sắt, thép, than đá và cả các tài sản xấu khác. Điều này giúp Taylor để leo lên chức chủ tịch Ngân hàng Quốc gia New York, tiền thân của Citibank hiện nay.

18. Russell Sage (1816-1906)

Tài sản: 53,6 tỉ USD

Sage khởi nghiệp với nghề bán hàng tạp hóa. Nhờ tiết kiệm và tài năng, ông sớm có đủ tiền để mở các cửa hàng riêng cho mình. Từ đó, ông mở rộng sang môi giới ngựa, vận tải và tài chính. Ông thường hợp tác với Jay Gould (số 10) để thao túng giá cổ phiếu.

Sau khi ông chết, vợ của Sage đem phần lớn tài sản của ông đi làm từ thiện dù trước đó Sega được biết đến là một người khá keo kiệt.

19. James G. Fair (1831-1894)

Tài sản: 52,9 tỉ USD

Làm giàu từ các mỏ bạc và vàng ở bang Nevada, nhưng tiền không mang lại hạnh phúc cho ông. James G. Fair ly dị vợ sau những cáo buộc ngoại tình và chứng kiến con trai ông tự tử. Ông qua đời ở tuổi 63 nhưng trước đó nhiều người thấy ông chìm đắm trong rượu và đi lang thang với dáng vẻ tiều tụy ở San Francisco.

20. William Weightman (1813-1904)

Tài sản: 51,8 tỉ USD

Weightman thành lập một công ty dược phẩm đã phát triển một dạng tổng hợp của quinine, được sử dụng để điều trị bệnh sốt rét. Công ty này sau đó sáp nhập vào Merck

Trang Nguyễn (Theo CNN)

Viết bình luận

ĐHĐCĐ thường niên 2024: PVOIL tiếp tục phát triển hệ thống bán lẻ và gia tăng các dịch vụ phi xăng dầu

ĐHĐCĐ thường niên 2024: PVOIL tiếp tục phát triển hệ thống bán lẻ và gia tăng các dịch vụ phi xăng dầu

Sản xuất - Kinh doanh 21:05

Ngày 26-4, Tổng công ty Dầu Việt Nam - CTCP (PVOIL, mã chứng khoán: OIL) tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên 2024. Đại hội được tổ chức theo hình thức trực tuyến với sự tham gia của các cổ đông đại diện cho 893.475.226 cổ phần, tương đương tỉ lệ 86,39% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết của PVOIL.

“Trốn cả thế giới” - về với thiên nhiên giữa đại ngàn Yang Bay

“Trốn cả thế giới” - về với thiên nhiên giữa đại ngàn Yang Bay

Điểm đến hấp dẫn 18:01

Du lịch sinh thái, trải nghiệm và khám phá núi rừng chắc hẳn không còn xa lạ với những tín đồ “cuồng chân” và đang trở thành xu hướng của giới trẻ để tìm về không gian yên bình.

Chiến lược kiến tạo nên những màn “bứt tốc” của TPBank

Chiến lược kiến tạo nên những màn “bứt tốc” của TPBank

Ngân hàng 17:30

Chiến lược tập trung hướng đến khách hàng cá nhân, hộ kinh doanh từ lâu đã định vị TPBank ở nhóm hàng đầu trong kiến tạo xu hướng ngân hàng bán lẻ tại Việt Nam.

Nghỉ Lễ thảnh thơi, không lo giao dịch gián đoạn

Nghỉ Lễ thảnh thơi, không lo giao dịch gián đoạn

Ngân hàng 17:29

Với bước tiến mới về công nghệ, trong vài năm trở lại đây hầu hết các giao dịch ngân hàng được thực hiện xuyên lễ, 365+ thông qua các điểm giao dịch số tự động hay ứng dụng ngân hàng số. Năm nay, các ngân hàng còn tung nhiều ưu đãi hấp dẫn trong dịp lễ 30-4 và 1-5 dành cho khách hàng.

Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn hỗ trợ nước sạch cho bà con huyện Tân Phú Đông

Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn hỗ trợ nước sạch cho bà con huyện Tân Phú Đông

Hoạt động cộng đồng 16:08

Ngày 26-4, Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn (Sawaco) đã đến huyện Tân Phú Đông (Tiền Giang) để hỗ trợ 40.000m3 nước, trao tặng 5.000 túi chứa nước loại 5 lít và hỗ trợ xe bồn vận chuyển nước sạch nhằm giúp người dân vượt qua hạn, mặn đang diễn ra gay gắt.

ABBank tiếp tục dành nhiều nguồn lực đầu tư ngân hàng số và hỗ trợ doanh nghiệp

ABBank tiếp tục dành nhiều nguồn lực đầu tư ngân hàng số và hỗ trợ doanh nghiệp

Ngân hàng 16:08

Kết thúc quý I-2024, Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) ghi nhận tăng mạnh số lượng giao dịch qua kênh ngân hàng số, tổng huy động và dư nợ cũng đạt tăng trưởng so với cùng kỳ năm 2023.

VIETBANK báo cáo hoàn thành tăng vốn điều lệ và thông qua kế hoạch chia cổ tức

VIETBANK báo cáo hoàn thành tăng vốn điều lệ và thông qua kế hoạch chia cổ tức

Thị trường 15:05

Ngày 26-4-2024, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (Vietbank - VBB) tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên bằng hình thức trực tuyến. Năm 2024, Vietbank hướng đến mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận trước thuế đạt 29% và kiểm soát nợ xấu ở mức dưới hoặc bằng 2,5%.