Thị trường
21/05/2021 14:42

TV, laptop, đồ điện tử có thể tăng giá mạnh

Tình trạng thiếu hụt loại mạch tích hợp để điều khiển màn hình đang ngày càng trầm trọng. Nó đã và sẽ khiến hàng loạt thiết bị điện tử tiêu dùng tăng giá.

Nhu cầu mua TV, laptop, tablet tăng mạnh trong đại dịch Covid-19 khi người dùng học và làm việc qua Zoom, Skype và "nướng" phim trên Netflix trong giai đoạn giãn cách xã hội. Chính nhu cầu tăng cao đó dẫn đến gián đoạn về nguồn cung vật liệu bán dẫn, khiến một số mặt hàng điện tử tăng giá - bắt đầu từ TV.

Trong những tháng gần đây, giá của một số mặt hàng TV màn hình lớn đã tăng khoảng 30% so với năm ngoái, theo hãng nghiên cứu thị trường NPD. Đây là kết quả trực tiếp từ cơn khủng hoảng chip gần đây. Theo các chuyên gia, biện pháp cần thiết để giải quyết tình trạng này sẽ phức tạp hơn nhiều so với việc chỉ tăng lượng sản xuất. Sau TV, việc laptop, tablet, thiết bị VR tăng giá chỉ còn là vấn đề thời gian.

Một vài nhà sản xuất đã đề cập đến chuyện tăng giá. Hãng sản xuất máy tính Đài Loan là Asus nói trong buổi công bố báo cáo tài chính gần đây rằng tình trạng thiếu linh kiện sẽ khiến giá sản phẩm tăng, ảnh hưởng đến người tiêu dùng.

TV, laptop, đồ điện tử có thể tăng giá mạnh - Ảnh 1.

"Thật không may là giá linh kiện gần như chắc chắn phải tăng lên", Michael Hurlston - CEO của Synaptics, công ty bán mạch tích hợp để điều khiển màn hình cảm ứng cho các nhà sản xuất thiết bị điện tử, cho biết. "Trong một vài trường hợp, chúng tôi buộc phải chuyển phần tăng giá đó cho khách hàng và chúng tôi nghe được rằng họ tiếp tục chuyển phần tăng đó cho người tiêu dùng".

Nghe có vẻ không liên quan nhưng mạch tích hợp cho màn hình lại bị ảnh hưởng nặng khi nguồn cung chất bán dẫn bị gián đoạn. Vì công nghệ không quá tiên tiến nên các vi mạch này được sản xuất tại các nhà máy sản xuất chip công nghệ thấp. Khi các nhà sản xuất chip tập trung vào phát triển các nhà máy tiên tiến, mang lại giá trị cao, họ gần như không có động lực để đầu tư vào các cơ sở cũ. Do đó, các cơ sở này không thể cung cấp thêm sản phẩm ngay cả khi nhu cầu tăng đột biến.

Rất nhiều thiết bị điện tử bị ảnh hưởng bởi cơn khủng hoảng chip. Sony nói với các nhà phân tích hồi tuần trước rằng máy chơi game PlayStation 5 sẽ gặp tình trạng khan hàng trong suốt năm 2022. Các đơn vị kinh doanh linh kiện điện tử cho biết giá của nhiều linh kiện đã nhảy vọt. Với người dùng, các sản phẩm yêu cầu mạch tích hợp màn hình (TV, laptop, tablet) sẽ chịu tác động đầu tiên và cũng là mạnh mẽ nhất.

Peggy Carrieres, Phó chủ tịch của nhà cung cấp linh kiện điện tử AVNet cho biết: "Tôi được biết là hàng tồn kho gần đây đã cạn kiệt. Vì vậy, mức mức giá mới sẽ sớm được áp cho nhà bán lẻ, ảnh hưởng đến người tiêu dùng".

"Bất cứ thứ gì có màn hình sẽ bị ảnh hưởng bởi đợt tăng giá này", Paul Gagnon - Giám đốc nghiên cứu cao cấp về thiết bị tiêu dùng của công ty phân tích Omdia cho biết.

Nhà bán lẻ thiết bị điện tử Monoprice bị ảnh hưởng bởi cơn khát linh kiện, Paul Collas – phó chủ tịch phụ trách sản phẩm của công ty này cho biết. Ông này khẳng định Monoprice chưa tăng giá sản phẩm nhưng sẽ hoãn các chương trình bán hàng và khuyến mại.

Nhiều chuyên gia dự đoán cuộc khủng hoảng vật liệu bán dẫn sẽ kéo dài cả năm, đồng thời vẽ lại bản đồ của ngành sản xuất chip toàn cầu. Sự thiếu hụt đã làm nổi bật tầm quan trọng của sản xuất chip đối với nhiều ngành công nghiệp. Những con chip tiên tiến nhất sẽ là yếu tố sống còn để phát triển các lĩnh vực quan trọng như trí tuệ nhân tạo, 5G hay công nghệ quân sự.

Nhà sản xuất chip hàng đầu của Mỹ là Intel đã bị tụt lại phía sau các đối thủ như TSMC của Đài Loan và Samsung của Hàn Quốc trong những năm gần đây. Họ đang có kế hoạch đầu tư mạnh trong một nỗ lực nhằm giành lại vị trí dẫn đầu. Chính phủ Mỹ cũng đã đề xuất một khoản kích thích trị giá 50 tỷ USD với ngành công nghiệp chip để tăng cường năng lực sản xuất.

Tuy nhiên, đó chỉ là giải pháp dài hạn, không giúp gì cho tình hình hiện tại, theo Hurlston của Synaptics. "Đó là kinh tế. Nguồn cung có hạn và tất cả đang phải giành giật nhau".

Theo Đức Nam (Doanh nghiệp và Tiếp thị)

Viết bình luận

ĐHĐCĐ thường niên 2024: PVOIL tiếp tục phát triển hệ thống bán lẻ và gia tăng các dịch vụ phi xăng dầu

ĐHĐCĐ thường niên 2024: PVOIL tiếp tục phát triển hệ thống bán lẻ và gia tăng các dịch vụ phi xăng dầu

Sản xuất - Kinh doanh 21:05

Ngày 26-4, Tổng công ty Dầu Việt Nam - CTCP (PVOIL, mã chứng khoán: OIL) tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên 2024. Đại hội được tổ chức theo hình thức trực tuyến với sự tham gia của các cổ đông đại diện cho 893.475.226 cổ phần, tương đương tỉ lệ 86,39% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết của PVOIL.

“Trốn cả thế giới” - về với thiên nhiên giữa đại ngàn Yang Bay

“Trốn cả thế giới” - về với thiên nhiên giữa đại ngàn Yang Bay

Điểm đến hấp dẫn 18:01

Du lịch sinh thái, trải nghiệm và khám phá núi rừng chắc hẳn không còn xa lạ với những tín đồ “cuồng chân” và đang trở thành xu hướng của giới trẻ để tìm về không gian yên bình.

Chiến lược kiến tạo nên những màn “bứt tốc” của TPBank

Chiến lược kiến tạo nên những màn “bứt tốc” của TPBank

Ngân hàng 17:30

Chiến lược tập trung hướng đến khách hàng cá nhân, hộ kinh doanh từ lâu đã định vị TPBank ở nhóm hàng đầu trong kiến tạo xu hướng ngân hàng bán lẻ tại Việt Nam.

Nghỉ Lễ thảnh thơi, không lo giao dịch gián đoạn

Nghỉ Lễ thảnh thơi, không lo giao dịch gián đoạn

Ngân hàng 17:29

Với bước tiến mới về công nghệ, trong vài năm trở lại đây hầu hết các giao dịch ngân hàng được thực hiện xuyên lễ, 365+ thông qua các điểm giao dịch số tự động hay ứng dụng ngân hàng số. Năm nay, các ngân hàng còn tung nhiều ưu đãi hấp dẫn trong dịp lễ 30-4 và 1-5 dành cho khách hàng.

Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn hỗ trợ nước sạch cho bà con huyện Tân Phú Đông

Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn hỗ trợ nước sạch cho bà con huyện Tân Phú Đông

Hoạt động cộng đồng 16:08

Ngày 26-4, Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn (Sawaco) đã đến huyện Tân Phú Đông (Tiền Giang) để hỗ trợ 40.000m3 nước, trao tặng 5.000 túi chứa nước loại 5 lít và hỗ trợ xe bồn vận chuyển nước sạch nhằm giúp người dân vượt qua hạn, mặn đang diễn ra gay gắt.

ABBank tiếp tục dành nhiều nguồn lực đầu tư ngân hàng số và hỗ trợ doanh nghiệp

ABBank tiếp tục dành nhiều nguồn lực đầu tư ngân hàng số và hỗ trợ doanh nghiệp

Ngân hàng 16:08

Kết thúc quý I-2024, Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) ghi nhận tăng mạnh số lượng giao dịch qua kênh ngân hàng số, tổng huy động và dư nợ cũng đạt tăng trưởng so với cùng kỳ năm 2023.

VIETBANK báo cáo hoàn thành tăng vốn điều lệ và thông qua kế hoạch chia cổ tức

VIETBANK báo cáo hoàn thành tăng vốn điều lệ và thông qua kế hoạch chia cổ tức

Thị trường 15:05

Ngày 26-4-2024, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (Vietbank - VBB) tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên bằng hình thức trực tuyến. Năm 2024, Vietbank hướng đến mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận trước thuế đạt 29% và kiểm soát nợ xấu ở mức dưới hoặc bằng 2,5%.