Doanh nghiệp
23/02/2017 20:03

Nguy cơ sụt giảm vốn FDI, bù đắp cách nào?

Để bù đắp sự thiếu hụt từ động lực tăng trưởng này, ông Phan Hữu Thắng cho rằng cần thiết phải chuyển từ coi trọng vốn cam kết sang coi trọng vốn thực hiện, biến vốn đăng ký ảo thành vốn thực chất trong bối cảnh khó tăng thu hút đầu tư mới

Hiện nay, nhiều dự báo của các cơ quan nghiên cứu trong và ngoài nước đều có một điểm chung là tỏ ra thận trọng với khả năng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam trong năm 2017 do có những diễn biến bất lợi từ kinh tế, chính trị thế giới. Thế nhưng, biện pháp thu hút đầu tư của các địa phương chưa thể hiện sự thay đổi để thích nghi với tình hình mới này.

Vẫn cạnh tranh ưu đãi chi phí rẻ

Ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng Ban Pháp chế Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), khẳng định kết quả điều tra xếp hạng Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) do VCCI thực hiện cho thấy vốn FDI vào Việt Nam thời gian vừa qua chủ yếu là do chi phí rẻ. Cụ thể, trong phần điều tra có câu hỏi về yếu tố hấp dẫn để đầu tư vào Việt Nam thì 10 yếu tố được doanh nghiệp (DN) nêu ra đều liên quan đến giảm chi phí. Đó là nhân công rẻ, đất đai, ưu đãi thuế, tiêu chuẩn về môi trường chưa chặt chẽ (DN không nhất thiết phải tuân thủ, tiết giảm được chi phí)...

Nhưng hiện nay, yếu tố chi phí rẻ đang giảm dần do lộ trình tăng lương tối thiểu, siết tiêu chuẩn môi trường, nguồn cung đất đai giảm, không còn sẵn cho các dự án thâm dụng đất đai, sử dụng nhiều lao động, đầu tư vào khu vực thuận tiện ở gần cảng biển. Lợi thế truyền thống mất đi, áp lực tăng giá trị trong chuỗi sản xuất toàn cầu đòi hỏi Việt Nam phải thu hút được những dự án công nghệ cao hơn, đồng nghĩa với nhu cầu cao hơn về năng lực chất lượng, không cần lao động biết chữ, chăm chỉ mà cần lao động có trình độ cao - yếu tố Việt Nam đang khan hiếm.

“Nghiên cứu cho thấy những dự án chất lượng cao luôn kỳ vọng năng lực điều hành của địa phương. Vì họ là những nhà đầu tư khó tính về môi trường kinh doanh nhưng chúng ta có những chuyển biến chậm. Ví dụ bảo hộ trí tuệ gần đây có chuyển biến nhưng chưa đáng kết so với các nước khác trong khi tham nhũng, thiếu minh bạch, rủi ro chính sách vẫn là những yếu tố đáng quan ngại” - ông Đậu Anh Tuấn nhấn mạnh.

Nắm bắt được tâm lý địa phương muốn thu hút FDI nhiều, nổi bật để thay đổi bức tranh kinh tế của tỉnh nhà nên nhà đầu tư lớn rất biết “kén cá chọn canh”. Họ sẽ “đi dạo” khắp nơi để tìm chỗ tốt nhất, địa phương nào mời chào, giảm các điều kiện, tăng ưu đãi sẽ được nhà đầu tư quan tâm. Đi theo xu hướng này, các địa phương sẽ cạnh tranh xuống đáy, đưa ra nhiều điều kiện ưu đãi để hút đầu tư về tỉnh, đặc biệt là dự án lớn.

Không nặng về vốn cam kết

Ông Phan Hữu Thắng - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu đầu tư nước ngoài (CFIS), nguyên Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài - cho rằng cần sớm đánh giá xu hướng sụt giảm của dòng vốn FDI mà Việt Nam có thể phải đối mặt, có thể từ năm nay cho đến giai đoạn 5 năm tiếp theo để có giải pháp phù hợp. Để bù đắp sự thiếu hụt từ động lực tăng trưởng này, ông Thắng cho rằng cần thiết phải chuyển từ coi trọng vốn cam kết sang coi trọng vốn thực hiện, biến vốn đăng ký ảo thành vốn thực chất trong bối cảnh khó tăng thu hút đầu tư mới. Tính đến cuối năm 2016, Việt Nam thu hút được khoảng 292 tỉ USD vốn đăng ký nhưng vốn giải ngân chỉ đạt hơn 140 tỉ USD, còn lại 150 tỉ USD chưa giải ngân được. Nguyên nhân đến từ cả hai phía. Về phía nhà đầu tư, có tình trạng đăng ký dự án “khủng”, sau đó không huy động kịp và đủ vốn theo tiến độ cam kết, không hoàn thành kế hoạch đầu tư đặt ra, dự báo thị trường không sát... Trong khi phía tiếp nhận đầu tư không theo sát được tình hình triển khai của dự án, lúc nặng tiền kiểm, lúc nặng hậu kiểm. “Giải pháp cần thiết hiện nay là tìm mọi cách hỗ trợ nhà đầu tư để giải ngân 150 tỉ USD đã cam kết, trừ các trường hợp lỡ cơ hội thị trường hoặc nhà đầu tư phá sản” - ông Thắng nói. Theo đó, cần phân loại các dự án theo tiến độ như đang triển khai, đã đi vào hoạt động, không có khả năng triển khai... để Bộ Kế hoạch và Đầu tư làm đầu mối phối hợp với địa phương tháo gỡ.

Ông Phan Hữu Thắng đánh giá mặc dù tình hình đã có nhiều thay đổi nhưng cách thu hút FDI của nhiều địa phương chưa có những biểu hiện mới. Mặc dù đã năng động hơn nhưng vẫn theo cách cũ là tổ chức hội thảo, đi nước ngoài... trong khi quan trọng là tư duy và cách làm của các cơ quan quản lý phải thay đổi.

Nguy cơ sụt giảm vốn FDI, bù đắp cách nào?

Để bù đắp sự thiếu hụt từ động lực tăng trưởng này, ông Phan Hữu Thắng cho rằng cần thiết phải chuyển từ coi trọng vốn cam kết sang coi trọng vốn thực hiện, biến vốn đăng ký ảo thành vốn thực chất trong bối cảnh khó tăng thu hút đầu tư mới

Tô Hà

Hiện nay, nhiều dự báo của các cơ quan nghiên cứu trong và ngoài nước đều có một điểm chung là tỏ ra thận trọng với khả năng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam trong năm 2017 do có những diễn biến bất lợi từ kinh tế, chính trị thế giới. Thế nhưng, biện pháp thu hút đầu tư của các địa phương chưa thể hiện sự thay đổi để thích nghi với tình hình mới này.

Vẫn cạnh tranh ưu đãi chi phí rẻ

Ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng Ban Pháp chế Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), khẳng định kết quả điều tra xếp hạng Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) do VCCI thực hiện cho thấy vốn FDI vào Việt Nam thời gian vừa qua chủ yếu là do chi phí rẻ. Cụ thể, trong phần điều tra có câu hỏi về yếu tố hấp dẫn để đầu tư vào Việt Nam thì 10 yếu tố được doanh nghiệp (DN) nêu ra đều liên quan đến giảm chi phí. Đó là nhân công rẻ, đất đai, ưu đãi thuế, tiêu chuẩn về môi trường chưa chặt chẽ (DN không nhất thiết phải tuân thủ, tiết giảm được chi phí)...

Nhưng hiện nay, yếu tố chi phí rẻ đang giảm dần do lộ trình tăng lương tối thiểu, siết tiêu chuẩn môi trường, nguồn cung đất đai giảm, không còn sẵn cho các dự án thâm dụng đất đai, sử dụng nhiều lao động, đầu tư vào khu vực thuận tiện ở gần cảng biển. Lợi thế truyền thống mất đi, áp lực tăng giá trị trong chuỗi sản xuất toàn cầu đòi hỏi Việt Nam phải thu hút được những dự án công nghệ cao hơn, đồng nghĩa với nhu cầu cao hơn về năng lực chất lượng, không cần lao động biết chữ, chăm chỉ mà cần lao động có trình độ cao - yếu tố Việt Nam đang khan hiếm.

“Nghiên cứu cho thấy những dự án chất lượng cao luôn kỳ vọng năng lực điều hành của địa phương. Vì họ là những nhà đầu tư khó tính về môi trường kinh doanh nhưng chúng ta có những chuyển biến chậm. Ví dụ bảo hộ trí tuệ gần đây có chuyển biến nhưng chưa đáng kết so với các nước khác trong khi tham nhũng, thiếu minh bạch, rủi ro chính sách vẫn là những yếu tố đáng quan ngại” - ông Đậu Anh Tuấn nhấn mạnh.

Nắm bắt được tâm lý địa phương muốn thu hút FDI nhiều, nổi bật để thay đổi bức tranh kinh tế của tỉnh nhà nên nhà đầu tư lớn rất biết “kén cá chọn canh”. Họ sẽ “đi dạo” khắp nơi để tìm chỗ tốt nhất, địa phương nào mời chào, giảm các điều kiện, tăng ưu đãi sẽ được nhà đầu tư quan tâm. Đi theo xu hướng này, các địa phương sẽ cạnh tranh xuống đáy, đưa ra nhiều điều kiện ưu đãi để hút đầu tư về tỉnh, đặc biệt là dự án lớn.

Không nặng về vốn cam kết

Ông Phan Hữu Thắng - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu đầu tư nước ngoài (CFIS), nguyên Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài - cho rằng cần sớm đánh giá xu hướng sụt giảm của dòng vốn FDI mà Việt Nam có thể phải đối mặt, có thể từ năm nay cho đến giai đoạn 5 năm tiếp theo để có giải pháp phù hợp. Để bù đắp sự thiếu hụt từ động lực tăng trưởng này, ông Thắng cho rằng cần thiết phải chuyển từ coi trọng vốn cam kết sang coi trọng vốn thực hiện, biến vốn đăng ký ảo thành vốn thực chất trong bối cảnh khó tăng thu hút đầu tư mới. Tính đến cuối năm 2016, Việt Nam thu hút được khoảng 292 tỉ USD vốn đăng ký nhưng vốn giải ngân chỉ đạt hơn 140 tỉ USD, còn lại 150 tỉ USD chưa giải ngân được. Nguyên nhân đến từ cả hai phía. Về phía nhà đầu tư, có tình trạng đăng ký dự án “khủng”, sau đó không huy động kịp và đủ vốn theo tiến độ cam kết, không hoàn thành kế hoạch đầu tư đặt ra, dự báo thị trường không sát... Trong khi phía tiếp nhận đầu tư không theo sát được tình hình triển khai của dự án, lúc nặng tiền kiểm, lúc nặng hậu kiểm. “Giải pháp cần thiết hiện nay là tìm mọi cách hỗ trợ nhà đầu tư để giải ngân 150 tỉ USD đã cam kết, trừ các trường hợp lỡ cơ hội thị trường hoặc nhà đầu tư phá sản” - ông Thắng nói. Theo đó, cần phân loại các dự án theo tiến độ như đang triển khai, đã đi vào hoạt động, không có khả năng triển khai... để Bộ Kế hoạch và Đầu tư làm đầu mối phối hợp với địa phương tháo gỡ.

Ông Phan Hữu Thắng đánh giá mặc dù tình hình đã có nhiều thay đổi nhưng cách thu hút FDI của nhiều địa phương chưa có những biểu hiện mới. Mặc dù đã năng động hơn nhưng vẫn theo cách cũ là tổ chức hội thảo, đi nước ngoài... trong khi quan trọng là tư duy và cách làm của các cơ quan quản lý phải thay đổi. n

Tô Hà

Viết bình luận

TRUERACE áp dụng “motion AI”  tại giải Half Marathon "Tự hào tổ quốc tôi"

TRUERACE áp dụng “motion AI” tại giải Half Marathon "Tự hào tổ quốc tôi"

Doanh nghiệp 17:00

Ngày 21-4 vừa qua, lần đầu tiên công nghệ camera Motion AI được TRUERACE sử dụng tại giải chạy do Báo Người Lao Động tổ chức ở huyện Bình Chánh (TP HCM)

Săn hàng hiệu miễn thuế với Prebook Duty Free của Vietjet

Săn hàng hiệu miễn thuế với Prebook Duty Free của Vietjet

Tiêu dùng 15:52

Để mang đến trải nghiệm mua sắm thuận tiện cho hàng khách, Vietjet ra mắt sản phẩm đặt trước hàng miễn thuế (Prebook Duty Free) với ưu đãi lên đến 50% từ ngày 22-4 đến 22-5.

Điểm mặt loạt công trình trọng điểm thay đổi diện mạo khu Đông TP HCM 2 năm tới

Điểm mặt loạt công trình trọng điểm thay đổi diện mạo khu Đông TP HCM 2 năm tới

Dự án mới 15:51

Hầu hết các dự án hạ tầng trọng điểm của TP HCM đang và sắp triển khai trong giai đoạn 2024-2025 đều đi qua khu Đông. Điều này không chỉ mở toang kết nối, thúc đấy kinh tế phát triển mạnh mẽ mà còn thổi bùng làn sóng an cư và tăng giá bất động sản.

Lợi nhuận trước thuế quý I của Techcombank đạt 7.800 tỉ đồng, CASA tăng mạnh lên 40,5%

Lợi nhuận trước thuế quý I của Techcombank đạt 7.800 tỉ đồng, CASA tăng mạnh lên 40,5%

Ngân hàng 15:51

Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) công bố kết quả kinh doanh quý I-2024.

Nghỉ lễ 30-4: Chơi cả ngày không chán tại núi Bà Đen với loạt trải nghiệm “độc nhất vô nhị”

Nghỉ lễ 30-4: Chơi cả ngày không chán tại núi Bà Đen với loạt trải nghiệm “độc nhất vô nhị”

Điểm đến hấp dẫn 15:24

Không tốn vé máy bay, khí hậu mát lạnh giữa mùa hè và có quá nhiều trải nghiệm độc đáo không giống bất cứ nơi nào, đó là lý do khiến Núi Bà Đen, Tây Ninh thành điểm đến cực hấp dẫn với người dân Nam bộ trong kỳ nghỉ lễ 30-4 năm nay.

ĐHĐCĐ MSB thông qua phương án tăng vốn điều lệ lên 26.000 tỉ đồng, chia cổ tức 30%

ĐHĐCĐ MSB thông qua phương án tăng vốn điều lệ lên 26.000 tỉ đồng, chia cổ tức 30%

Ngân hàng 15:23

Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (HoSE: MSB) vừa tổ chức Đại hội đồng cổ đông năm 2024 với 2 kế hoạch lớn của năm 2024 được đồng thuận là kế hoạch kinh doanh năm và phương án tăng vốn lên 26.000 tỉ đồng thông qua việc chia cổ tức bằng cổ phiếu với tỉ lệ 30%.

Thời điểm mua nhà lý tưởng từ nguồn vốn giá rẻ?

Thời điểm mua nhà lý tưởng từ nguồn vốn giá rẻ?

Ngân hàng 15:23

Thời điểm hiện tại đang được đánh giá là thời điểm “vàng” mà những khách hàng có nhu cầu mua nhà đất cần cân nhắc khi thị trường BĐS đang bắt đầu có những dự báo phục hồi và các gói vay mua nhà của ngân hàng đang cực kỳ ưu đãi.