Doanh nghiệp
14/12/2016 19:41

Gỡ vướng trong xử lý tài sản đảm bảo

Hiện tỉ lệ nợ xấu có đảm bảo bằng tài sản thế chấp chiếm hơn 90% tổng số nợ xấu của hệ thống ngân hàng. Nhưng quá trình xử lý tài sản đảm bảo của các ngân hàng lại gặp nhiều khó khăn vướng mắc ảnh hưởng đến tốc độ xử lý nợ xấu

Tại hội thảo về “Quyền xử lý tài sản đảm bảo của tổ chức tín dụng”, do Ngân hàng (NH) Nhà nước tổ chức mới đây, đại diện nhiều NH thương mại cho biết đang gặp nhiều khó khăn, vướng mắc trong quá trình nhận tài sản đảm bảo là nhà ở. Sau khi nhận thế chấp tài sản đảm bảo là nhà ở cho khoản vay thì thời gian giải quyết kéo dài, thời gian thi hành án dài khiến NH thương mại tốn kém chi phí, ảnh hưởng đến tiến độ xử lý nợ xấu và hoạt động kinh doanh...

Thiếu sự hợp tác từ các bên

Theo Phó thống đốc NH Nhà nước Nguyễn Kim Anh, việc xử lý hiệu quả tài sản đảm bảo đòi hỏi phải có hệ thống pháp luật được xây dựng đồng bộ, minh bạch, phù hợp, tôn trọng quyền chủ nợ hợp pháp của bên cho vay, chủ nợ thực thi được quyền hợp pháp của mình theo thỏa thuận... Hệ thống pháp luật này phải được các cơ quan, tổ chức liên quan, các bên tham gia giao dịch thực hiện nghiêm minh.

Hiện có hơn 90% các khoản nợ xấu có tài sản đảm bảo, nhưng khâu xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi nợ của các NH thương mại gặp nhiều vướng mắc đã tác động đến tốc độ xử lý nợ xấu. Chuyên gia kinh tế - TS Vũ Đình Ánh cho rằng nếu quyền xử lý tài sản bảo đảm của tổ chức tín dụng được thực thi có hiệu lực và hiệu quả, không chỉ bảo vệ lợi ích của người cho vay mà còn bảo vệ cả lợi ích của người đi vay, nền kinh tế. Xử lý được tài sản đảm bảo giúp NH thương mại xử lý được nợ xấu, quan hệ tín dụng với các khách hàng có nợ xấu có cơ hội được phục hồi và cải thiện. Nhưng thực tế, khi các tổ chức tín dụng xử lý tài sản đảm bảo, người đi vay không những thiếu hợp tác, có khi còn chuyển sang đối đầu, thậm chí mâu thuẫn xung đột gay gắt...

Trong tham luận gửi tới hội thảo, luật sư Nguyễn Thị Phương - Phó Chủ nhiệm CLB Pháp chế NH, Hiệp hội NH - cũng nêu rất nhiều khó khăn, vướng mắc trong quá trình xử lý tài sản bảo đảm của tổ chức tín dụng. Cụ thể, vướng mắc liên quan đến việc xử lý tài sản thế chấp thông qua tố tụng khi quá trình tố tụng kéo dài, tòa án từ chối thụ lý vụ án do bên bảo đảm vắng mặt khỏi nơi cư trú, cố tình bỏ trốn, cố tính giấu địa chỉ. Một số tòa án địa phương không thừa nhận giá trị chứng cứ, giá trị pháp lý của các hợp đồng, thỏa thuận, tài liệu đã được công chứng, chứng thực... Kết quả là thời gian xử lý tài sản thế chấp để thu hồi nợ của NH thương mại kéo dài.

Hơn 90% tỉ lệ nợ xấu có đảm bảo bằng tài sản thế chấp (trong đó có cả nhà chung cư) nhưng khâu thu hồi nợ của các NH thương mại gặp nhiều vướng mắc. (ảnh chỉ mang tính minh họa)
Hơn 90% tỉ lệ nợ xấu có đảm bảo bằng tài sản thế chấp (trong đó có cả nhà chung cư) nhưng khâu thu hồi nợ của các NH thương mại gặp nhiều vướng mắc. (ảnh chỉ mang tính minh họa)

Đại diện NH TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) cho biết có nhiều trường hợp khi NH nộp đơn khởi kiện, mặc dù trong đơn khởi kiện đã ghi rõ tên, địa chỉ của bị đơn, bên có quyền lợi nghĩa vụ liên quan nhưng nhiều tòa án yêu cầu phải cung cấp xác nhận của chính quyền địa phương về địa chỉ của tất cả đối tượng này. Tuy nhiên, công an các phường, xã lại không đồng ý xác nhận về nơi cư trú và tình trạng cư trú của khách hàng theo đề nghị của tổ chức tín dụng mà yêu cầu phải có văn bản của tòa án hoặc chính cán bộ tòa án đến đề nghị cơ quan công an mới đồng ý xác minh. Thậm chí một số tòa án yêu cầu tổ chức tín dụng phải xác minh được khách hàng vay không có khả năng trả nợ thì mới thụ lý đơn khởi kiện bên bảo lãnh, bên đảm bảo.

Cần sự vào cuộc đồng bộ

Liên quan đến việc thu hồi nợ qua con đường tòa án, luật sư Trương Thanh Đức, chuyên gia tài chính NH, cho biết chỉ tính từ năm 2005 đến nay, thời hiệu khởi kiện yêu cầu tòa án giải quyết tranh chấp, tranh chấp đòi nợ theo hợp đồng tín dụng đã quá nhiều thay đổi. Nhiều đơn khởi kiện không được tòa án thụ lý hoặc bị đình chỉ vì lý do không xác định được địa chỉ của bị đơn hoặc người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan... Theo quy định trong Luật Thi hành án dân sự, tổ chức tín dụng phải đảm nhận trách nhiệm lo cho nơi ăn chốn ở của bên có nghĩa vụ trả nợ (bên thế chấp) nếu đây là nhà ở duy nhất. Nếu phát mại nhà ở có giá trị thấp mà lại phải thuê nhà một năm, đồng nghĩa với việc gần như không thu hồi được vốn.

Do đó, theo luật sư Trương Thanh Đức, cần có văn bản quy định, hướng dẫn giải quyết các vướng mắc về cơ chế, thủ tục, không chỉ xét xử vắng mặt đương sự như lâu nay mà chấp nhận cả việc hoàn toàn vắng mặt đương sự trong cả quá trình tố tụng. Nhà nước cần tạo điều kiện cho việc xử lý nợ xấu bằng chính sách miễn giảm thuế GTGT, thuế thu nhập, phí trước bạ, phí thi hành án, chi phí bố trí nơi ở cho người có nghĩa vụ trả nợ. Và cần có một đạo luật hay một số điều luật đặc biệt để giúp xử lý tài sản đảm bảo, xử lý dứt điểm nợ xấu.

Đại diện NH TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) cho rằng việc tổ chức tín dụng thu giữ, xử lý tài sản đảm bảo theo quy định pháp luật nhằm xử lý nợ xấu, cũng là góp phần duy trì, phát triển một nền kinh tế tài chính lành mạnh, bền vững. Nhưng để tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn, đảm bảo quyền xử lý tài sản đảm bảo của tổ chức tín dụng, nỗ lực riêng của ngành NH là chưa đủ. Quá trình này cần sự tham gia quyết liệt, sự hỗ trợ tích cực hơn từ các cơ quan hữu quan và phải có hành lang pháp lý phù hợp.

VŨ PHONG

Viết bình luận

Tập đoàn GELEX tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông 2024

Tập đoàn GELEX tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông 2024

Sản xuất - Kinh doanh 20:09

Sáng 28-3-2024, Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2024 của Công ty cổ phần Tập đoàn GELEX đã diễn ra tại Hà Nội. Với sự đồng thuận và nhất trí cao, Đại hội đã thông qua toàn bộ các báo cáo, tờ trình và nhiều nội dung quan trọng khác.

Tập đoàn Đèo Cả và VDB Lâm Đồng ký thỏa thuận hợp tác thực hiện dự án PPP

Tập đoàn Đèo Cả và VDB Lâm Đồng ký thỏa thuận hợp tác thực hiện dự án PPP

Sản xuất - Kinh doanh 20:09

Ngày 28-3-2024, Tập đoàn Đèo Cả và Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) - Chi nhánh Lâm Đồng ký kết thoả thuận hợp tác về tài trợ vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước để thực hiện các dự án đầu tư hạ tầng giao thông theo phương thức đối tác công tư (PPP).

Đến TTC Van Phong Bay Resort nghe chia sẻ kinh nghiệm quản trị từ doanh nhân Đặng Văn Thành

Đến TTC Van Phong Bay Resort nghe chia sẻ kinh nghiệm quản trị từ doanh nhân Đặng Văn Thành

Doanh nghiệp 17:36

Cuộc đời của mỗi doanh nhân được ví như “cuốn sách sống” truyền cảm hứng cho thế hệ kế tiếp. Có mất mát, khó khăn, nhưng cũng có rất nhiều thành tựu. Những kinh nghiệm thực tế này không chỉ vô cùng quý giá mà còn là động lực mạnh mẽ cho bất kỳ ai.

Góc nhìn: Libera Nha Trang và tư duy tiếp cận mới

Góc nhìn: Libera Nha Trang và tư duy tiếp cận mới

Bất động sản 15:48

Từ trước đến nay, và kể cả trong tương lai, thế giới chưa bao giờ phủ nhận sức hấp dẫn đặc biệt của những đô thị biển.

Lễ Vía Quán Thế Âm Bồ Tát đản sinh sẽ diễn ra lần đầu tiên trên đỉnh thiêng Fansipan vào ngày 28-3

Lễ Vía Quán Thế Âm Bồ Tát đản sinh sẽ diễn ra lần đầu tiên trên đỉnh thiêng Fansipan vào ngày 28-3

Điểm đến hấp dẫn 15:46

Vào ngày 28-3 (nhằm ngày 19-2 âm lịch), Lễ Vía Quán Thế Âm Bồ Tát đản sinh sẽ được tổ chức thiêng liêng lần đầu tiên tại quần thể tâm linh Fansipan với nhiều hoạt động và nghi thức ý nghĩa.

Kết hợp sử dụng bột ngọt và muối ăn để duy trì chế độ ăn giảm muối

Kết hợp sử dụng bột ngọt và muối ăn để duy trì chế độ ăn giảm muối

Sản phẩm 15:45

Ngày nay, chế độ ăn giảm muối là từ khóa được nhắc đến ngày càng phổ biến. Người tiêu dùng cũng ngày càng có ý thức hơn đối với việc cắt giảm lượng muối ăn tiêu thụ trong khẩu phần hằng ngày. Tuy nhiên, giảm muối khiến món ăn mất đi vị ngon hấp dẫn, điều này khiến nhiều người khó có thể duy trì chế độ này thường xuyên.

Nam A Bank được Moody’s nâng bậc xếp hạng, dự kiến tăng vốn mạnh mẽ

Nam A Bank được Moody’s nâng bậc xếp hạng, dự kiến tăng vốn mạnh mẽ

Ngân hàng 15:45

Nam A Bank (mã chứng khoán NAB - HoSE) vừa được Tổ chức xếp hạng tín nhiệm hàng đầu thế giới Moody’s nâng bậc đánh giá tín nhiệm nhiều chỉ số xếp hạng quan trọng.