17/10/2013 19:13

Kinh nghiệm trong làm ăn với người Nhật

Sáu ngành chủ lực trong hợp tác giữa doanh nghiệp hai nước là điện tử, máy nông nghiệp, chế biến nông - thủy sản, đóng tàu, môi trường - tiết kiệm năng lượng, ô tô và phụ tùng ô tô

Doanh nghiệp Nhật Bản ngày càng đầu tư mạnh ra nước ngoài, trong đó Việt Nam là điểm đến tập trung. Do đó không ít doanh nghiệp Việt Nam quan tâm đến việc mua bán, hợp tác và kinh doanh với các công ty Nhật Bản. Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao phối hợp với các đơn vị vừa tổ chức hội thảo “Làm ăn với người Nhật, phân tích thực trạng và kinh nghiệm thực tiễn”. Tại đây, các chuyên gia kinh tế đã giúp doanh nghiệp trong nước hiểu rõ hơn về kinh nghiệm hợp tác thương mại, đầu tư.
Bà Nguyễn Thị Tuệ Anh, Viện phó Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế trung ương, giải thích về các ngành công nghiệp hóa

Trong khuôn khổ hợp tác Việt - Nhật hướng đến năm 2020 có 6 ngành mũi nhọn là điện tử, máy nông nghiệp, chế biến nông - thủy sản, đóng tàu, môi trường - tiết kiệm năng lượng, sản xuất ô tô và phụ tùng ô tô. Đặc biệt, trong đó có 3 ngành liên quan chặt chẽ đến doanh nghiệp là chế biến nông - thủy sản, máy nông nghiệp và môi trường - tiết kiệm năng lượng. Các chuyên gia cũng cung cấp cho doanh nghiệp các chính sách hỗ trợ vốn, kỹ thuật, đổi mới sáng tạo của Nhật dành cho Việt Nam.

Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho biết các doanh nghiệp Nhật Bản luôn quan tâm đến ngành công nghiệp phụ trợ, năng lực cạnh tranh trong khu vực và cả quốc tế. Ngành ô tô, đóng tàu đã thất bại nhưng trong tiến trình công nghiệp hóa này, Việt Nam vẫn tiếp tục đưa vào vì đây là thế mạnh của Nhật, trong đó ngành ô tô không đầu tư dàn trải mà chỉ chú trọng đến dòng xe nào đó. Bà Lan cũng nhấn mạnh cần phải cải cách nhiều mặt và cải thiện năng lực cạnh tranh.

Bà Nguyễn Thị Tuệ Anh, Viện phó Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế trung ương, cho biết trong chiến lược công nghiệp hóa của Việt Nam hướng đến năm 2020, tầm nhìn 2030, trong đó đến năm 2015, Việt Nam gần như mở cửa đầy đủ với thế giới. Năm 2018, gia nhập đầy đủ với AFTA, trong đó có thuế suất ô tô bằng 0. Việt Nam đang tái cơ cấu nền kinh tế, trong đó năng suất là yếu tố quan trọng để cạnh tranh. Hiện Nhật Bản đang đầu tư lớn vào Việt Nam và chuyển dịch đầu tư từ Trung Quốc sang khu vực khác. Nếu Việt Nam không nắm bắt sẽ mất cơ hội này.

Cũng theo bà Anh, 6 ngành mũi nhọn trong công nghiệp hóa phải đổi mới công nghệ, chất lượng tiên tiến, giá trị gia tăng cao. Doanh nghiệp là đối tượng chính trong chiến lược trên và cần huy động tối đa nguồn lực của Chính phủ, doanh nghiệp, nhà khoa học. Hiện Việt Nam còn đang ở hạ nguồn (còn ở khâu lắp ráp), ngành công nghiệp, ngành hỗ trợ còn yếu kém. Ngành chế biến nông - thủy sản có tiềm năng do có nguồn cung cấp nhưng khâu chế biến, bảo quản còn yếu. Ngành ô tô có thị trường lớn với hàng chục doanh nghiệp tham gia nên cần tìm dòng xe chiến lược để cạnh tranh và phát triển công nghiệp phụ tùng ô tô. Sáu ngành trên có độ liên kết cao, có tiềm năng sẽ tạo được cú hích tăng trưởng, xuất khẩu, tạo liên kết trong chuỗi.

Ba định hướng chính là mở rộng và tạo môi trường phát triển công nghiệp hỗ trợ sâu gắn với chuyển giao công nghệ, đào tạo nhân lực chất lượng cao và đưa vào vận hành dự án lớn trong lĩnh vực thượng nguồn (hóa dầu, sản xuất thép, điện). Các giải pháp chung là hoàn thiện chính sách pháp lý, cải cách thủ tục hành chính, phát triển một số vùng, địa phương thành động lực của chiến lược công nghiệp hóa. Ngoài ra, cần đẩy mạnh xúc tiến đầu tư, rà soát và đánh giá. Việt Nam và Nhật Bản đang tập trung hợp tác trong một số lĩnh vực trọng tâm.

thanhhuy
từ khóa :

Viết bình luận

Củng cố, vun đắp niềm tin

Củng cố, vun đắp niềm tin

Lý tưởng sống 02:38

Trong các cuộc kháng chiến vệ quốc vĩ đại, dù trong điều kiện lạc hậu về vũ khí, thiếu thốn về nguồn lực nhưng dân tộc ta - với niềm tin, ý chí mãnh liệt - vẫn chiến thắng.

Thông tin đáng chú ý trên báo in Người Lao Động ngày 20-5

Thông tin đáng chú ý trên báo in Người Lao Động ngày 20-5

Video 00:00

(NLĐO) - Khai mạc kỳ họp thứ 7 Quốc hội Khóa XV; TP HCM thêm động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội; doanh nghiệp nỗ lực kìm giữ giá cả hàng hóa; Israel rạn nứt vì kế hoạch Gaza… là những thông tin đáng chú ý trên báo in Người Lao Động số ra ngày 20-5

Giới trẻ TP HCM đổ về chùa Pháp Hoa thả hoa đăng

Giới trẻ TP HCM đổ về chùa Pháp Hoa thả hoa đăng

Thời sự 22:47

(NLĐO) – Chiều tối 19-5, hàng nghìn người đổ về chùa Pháp Hoa (quận 3, TP HCM) thả hoa đăng dịp lễ Phật đản.

Tổng thống Iran Ebrahim Raisi là ai?

Tổng thống Iran Ebrahim Raisi là ai?

Quốc tế 22:45

(NLĐO) – Ông Ebrahim Raisi kế nhiệm ông Hassan Rouhani trở thành tổng thống Cộng hòa Hồi giáo Iran từ tháng 6-2021.

Xúc động chương trình nghệ thuật đặc biệt "Trường Sơn - Chân trần chí thép"

Xúc động chương trình nghệ thuật đặc biệt "Trường Sơn - Chân trần chí thép"

Chính trị 22:27

(NLĐO) - Chương trình đã tái hiện lại những tháng ngày oanh liệt, hào hùng của toàn dân tộc 65 năm trước và thể hiện sự tri ân sâu sắc đối với các thế hệ cha, ông đã hy sinh xương máu cho độc lập, tự do của Tổ quốc

Cô gái trẻ bị sét đánh tử vong khi đang đi xe máy

Cô gái trẻ bị sét đánh tử vong khi đang đi xe máy

Thời sự 21:33

(NLĐO)- Trong cơn mưa giông bất chợt chiều ngày 19-5, có hai người phụ nữ ở Thanh Hóa bị sét đánh tử vong khi đang đi xe máy trên đường và đang gặt lúa trên cánh đồng

Thắp sáng ước mơ cho gia đình hiếm muộn

Thắp sáng ước mơ cho gia đình hiếm muộn

Khoẻ - Đẹp 21:29

Ngày 19-5, tại Hà Nội đã diễn ra lễ tổng kết chương trình "Tuần lễ Vàng 2024" và kỷ niệm 15 năm thành lập Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội với chủ đề "Thắp sáng ước mơ gia đình hiếm muộn”.