Du lịch
19/02/2018 11:42

Năm đại lộ đầu tiên của Sài Gòn xưa

Theo đồ án quy hoạch Sài Gòn của người Pháp, đường rộng 40 m, vỉa hè 4 m, mỗi bên có hai hàng cây mới được gọi là đại lộ (boulevard).

Sau khi người Pháp đánh chiếm Sài Gòn, trung tá công binh Coffyn được giao lập quy hoạch cho thành phố tương lai "Sài Gòn 500.000 dân" (Saigon ville de 500.000 âmes).

Đồ án của Coffyn phác thảo một đô thị rộng 25 km2 với ranh giới là rạch Bến Nghé, rạch Thị Nghè, sông Sài Gòn và một đường nối từ chùa Cây Mai (góc đường Hồng Bàng - Nguyễn Thị Nhỏ, nay không còn) đến đường chiến lũy cũ của đồn Kỳ Hòa.

Chiều rộng các đường chính loại một (đại lộ - boulevard) là 40 m, vỉa hè 4 m, mỗi bên hai hàng cây; đường loại hai (route/rue) là 20 m, loại đường này có vỉa hè rộng 2m, mỗi bên một hàng cây.

Năm đại lộ đầu tiên của Sài Gòn xưa - Ảnh 1.

Đường Nguyễn Huệ khi mới được xây dựng. Ảnh: Flick.

Đại lộ Nguyễn Huệ (tên thời thuộc Pháp Charner)

Con đường dài 0,7 km, từ trụ sở UBND TP HCM hiện nay, đến bờ sông Sài Gòn. Lúc người Pháp đánh Sài Gòn, nơi đây còn là con kênh.

Năm 1865, một phần đoạn kênh bị lấp, 20 năm sau con kênh này bị lấp hoàn toàn để xây dựng con đường lớn mang tên đại lộ Charner (còn được gọi là đường Kinh Lấp).

Từ năm 1955 đến nay, con đường này mang tên đại lộ Nguyễn Huệ. Qua nhiều giai đoạn lịch sử, nó vẫn là một trong những con đường sầm uất, nhộn nhịp bậc nhất Sài Gòn.

Hiện, đường Nguyễn Huệ đã được cải tạo thành quảng trường đi bộ với tổng kinh phí 430 tỷ đồng. Dài 670 m, rộng 64 m, toàn bộ trục đường từ trụ sở UBND TP HCM đến Bến Bạch Đằng được lát đá granite với hai đài phun nước và hệ thống cây xanh.

Bên dưới quảng trường có hệ thống ngầm gồm trung tâm theo dõi, trung tâm điều khiển nhạc nước, ánh sáng, hệ thống nhà vệ sinh hiện đại… Mỗi ngày có hàng nghìn người đến tham quan, vui chơi, chụp ảnh tại phố đi bộ Nguyễn Huệ.

Đại lộ Lê Lợi (tên thời thuộc Pháp là Bonard)

Ban đầu đây cũng là con kênh dài gần một km do người Pháp đào, một đầu đổ ra sông Sài Gòn, đầu còn lại nối với kênh Olivier đổ ra rạch Bến Nghé để tiêu thoát nước. Khoảng năm 1880, kênh bị lấp hoàn toàn để xây dựng thành đại lộ Bonard.

Năm đại lộ đầu tiên của Sài Gòn xưa - Ảnh 2.

Đại lộ Lê Lợi thời thuộc Pháp. Ảnh tư liệu

Sau khi Nhà hát thành phố và Chợ Bến Thành mới (chợ Mới) thành lập vào năm 1914, ga xe lửa Saigon - Mỹ Tho được dời từ đầu đường Hàm Nghi đến vị trí ở quảng trường Cuniac (quảng trường Quách Thị Trang) và ôtô bắt đầu phát triển vào khoảng thập niên 1920 thì đại lộ Bonard chiếm ưu thế về kinh tế so với những con đường khác như Catinat (Đồng Khởi), Charner.

Từ năm 1955 đến nay, đường này mang tên Lê Lợi và vẫn được mệnh danh là con đường thương mại vì có nhiều cửa hàng, thương hiệu lớn.

Đại lộ Hàm Nghi

Đây vốn là con rạch tên Cầu Sấu - từ sông Sài Gòn về giao lộ Hàm Nghi - Pasteur hiện nay. Trong năm từ 1867-1868, rạch được lấp tạo thành một trục đường rộng 56 m với tên gọi Canton.

Năm 1885, đường sắt Sài Gòn - Mỹ Tho (tuyến đầu tiên của Sài Gòn) được mở chạy dọc theo đại lộ (trước khi đi ra phía Chợ Lớn và Mỹ Tho) khiến con đường ngày càng nhộn nhịp hơn. Có giai đoạn, đại lộ được chia thành hai đường riêng biệt ở hai bên của đường ray xe lửa, mỗi con đường được đặt theo tên của đô đốc Pháp - đường Krantz ở phía Bắc và đường Duperré về phía Nam.

Năm 1914, hai con đường Krantz và Duperré được sáp nhập lại và đặt tên đại lộ là Somme. Đến năm 1955, đường này được chính quyền Việt Nam Cộng hòa đổi thành Đại lộ Hàm Nghi với chiều dài gần một cây số (từ đường Tôn Đức Thắng và kết thúc ở công trường Quách Thị Trang - Bùng binh chợ Bến Thành).

Đường Hàm Nghi một thời là nơi phát xuất của các xe tramway đi trong thành phố Sài Gòn cũng như các tuyến xe lửa đi qua cảng và về nhà ga Sài Gòn. Nhà ga Sài Gòn đầu tiên được thiết lập trên đường Hàm Nghi gần bến Bạch Đằng về sau dời về khu vực chợ Bến Thành.

Đại lộ Lê Duẩn

Dài khoảng 2 km nối Thảo cầm viên Sài Gòn với Dinh Độc Lập, con đường có từ trước khi Sài Gòn bị người Pháp đánh chiếm. Sau đó nó được nối với đường trung tâm Hoàng thành cũ, thành đại lộ trung tâm của khu vực đầu não chính quyền mới.

Lúc đầu, đường mang tên là đại lộ Chính Phủ, về sau đổi tên là đại lộ Norodom (tên một nhà vua Campuchia từng đến thăm Sài Gòn).

Năm đại lộ đầu tiên của Sài Gòn xưa - Ảnh 3.

Đại lộ Lê Duẩn thời Pháp thuộc. Ảnh tư liệu.

Năm 1950, Dinh Norodom được Chính phủ Bảo Đại đổi tên thành Dinh Độc Lập và đường Norodom được đổi thành đường Thống Nhất. Năm năm sau khu vực đại lộ Thống Nhất trở thành khu vực chính trị và ngoại giao của chính quyền Việt Nam Cộng Hòa với rất nhiều cơ quan đầu não cùng các cơ quan ngoại giao.

Sau năm1975, Dinh Độc Lập được đổi tên thành Dinh Thống Nhất và đường Thống Nhất đổi thành Đường 30 tháng 4. Đến năm 1986, đại lộ này được chính quyền TP HCM đổi thành đường Lê Duẩn.

Đây là một trong những con đường xưa nhất Sài Gòn, được đổi tên 4 lần từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XXI. Đại lộ Lê Duẩn mang trên mình đầy đủ chuyển động tiêu biểu của lịch sử thành phố hơn 300 tuổi.

Đại lộ Tôn Đức Thắng

Là tuyến đường lớn và lâu đời nhất của vùng Sài Gòn, thời Pháp thuộc nó gồm ba đường khác nhau: đoạn thứ nhất (có từ thời nhà Nguyễn) bắt đầu từ cầu Khánh Hội đến Công trường Mê Linh; đoạn thứ hai từ Công trường Mê Linh đến giáp nhà máy Ba Son và đoạn cuối cùng từ bờ sông vào đến đường Nguyễn Thị Minh Khai.

Người Pháp đã theo con đường này từ trại Thủy Quân lên đánh thành Gia Định và hạ thành ngày 17/2/1859. Năm 1865, nó được đặt tên là Boulevard de la Citadelle. Đến năm 1901, đổi thành đường Luro. Năm 1955, đường này được chính quyền Sài Gòn đổi thành đại lộ Cường Để - tôn thất nhà Nguyễn.

Mãi đến năm 1980, đại lộ Cường Để được chính quyền thành phố đổi thành đường Tôn Đức Thắng, nhưng cắt đoạn từ đường Lê Duẩn đến đường Nguyễn Thị Minh Khai nhập vào đường Đinh Tiên Hoàng.

Trong khi phần lớn các tuyến đường, nhất là khu trung tâm thành phố, đều có độ rộng 6-8 m, Sài Gòn may mắn có 5 đại lộ khang trang với các tiêu chuẩn về chiều rộng mặt đường và cây xanh đô thị.

Về sau, cùng với sự phát triển, ngày càng nhiều tuyến đường lớn được xây dựng như: Boulevard Galliéni (nay là Trần Hưng Đạo), Xa lộ Hà Nội (thời chính quyền Việt Nam Cộng Hoà) rồi sau này có thêm nhiều đại lộ như Đông Tây (Võ Văn Kiệt - Mai Chí Thọ), Tân Sơn Nhất - Bình Lợi - Vành đai ngoài (Phạm Văn Đồng)…

Tuy nhiên, 5 tuyến đại lộ đầu tiên của Sài Gòn vẫn là những trục đường quan trọng ở trung tâm TP HCM.

Theo mô tả của ông Jules Boissiere năm 1874: "Sài Gòn có sáu đại lộ (boulevard), 40 đường (route/rue)". Ngoài 5 đại lộ trên, một con đường khác cũng từng được xếp vào hàng đại lộ là Chasseloup Laubat (với tên ban đầu là đường Chiến Lược - route Stratégique; rồi đại lộ số 25 - Nguyễn Thị Minh Khai hiện nay).

Đây vốn là đường thiên lý từ thành Gia Định ra miền Trung, miền Bắc; đồng thời nối với đường sang Campuchia (Cách Mạng Tháng Tám hiện nay). Tuy nhiên, với tiêu chí của Coffyn thì con đường vốn chỉ rộng hơn 10 m này đã lần hồi bị giáng từ đại lộ xuống "đường" (rue) như trong nhiều bản đồ xưa của Pháp ít nhất từ đầu thế kỷ 20.


Theo Trung Sơn (VnExpress)

Viết bình luận

Techcombank và TCBS nâng mức cảnh báo về ứng dụng giả mạo có mã độc

Techcombank và TCBS nâng mức cảnh báo về ứng dụng giả mạo có mã độc

Ngân hàng 21:39

Liên tục trong thời gian qua, nhiều người dân bị sập bẫy các kẻ lừa đảo trên mạng, bị chiếm quyền quản lý tài khoản ngân hàng cũng như chứng khoán, và rút hết tiền trong các tài khoản.

Gojek tung loạt deal hời cho người dùng qua livestream

Gojek tung loạt deal hời cho người dùng qua livestream

Thị trường 19:25

(NLĐO) - Với mong muốn mang đến nhiều ưu đãi hấp dẫn cùng trải nghiệm tốt nhất cho người dùng trên GoFood, Gojek tiếp tục tổ chức livestream tung hàng loạt deal hời, đồng thời gợi ý nhiều quán ngon, chất lượng.

BIDV QR - Siêu trợ lý thu hộ trên ezCloud

BIDV QR - Siêu trợ lý thu hộ trên ezCloud

Ngân hàng 18:58

Dịch vụ Thu hộ qua QR định danh của BIDV đã chính thức có mặt trên nền tảng ezCloud - phần mềm Quản lý khách sạn số 1 tại Việt Nam. Nhân dịp này, BIDV và ezCloud dành tặng khách hàng sử dụng phần mềm ezCloudHotel, ezFolio, ezTicket và ezGolf chương trình khuyến mãi với các ưu đãi lớn nhất từ trước tới nay.

Vietjet tăng chuyến bay đến Điện Biên dịp kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

Vietjet tăng chuyến bay đến Điện Biên dịp kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

Đi lại, lưu trú 16:24

Để đáp ứng nhu cầu của người dân và du khách đến với Điện Biên trong dịp lễ kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, Vietjet tăng tần suất bay giữa Hà Nội và TP HCM với Điện Biên lên 28 chuyến bay/ tuần.

Ngày 20 lại đến, bạn dự định chi tiêu gì với thẻ tín dụng?

Ngày 20 lại đến, bạn dự định chi tiêu gì với thẻ tín dụng?

Ngân hàng 14:06

Với các tín đồ thẻ tín dụng VIB, ngày 20 hàng tháng đã trở thành cột mốc quen thuộc để chi tiêu và tận hưởng những ưu đãi hấp dẫn dành riêng cho chủ thẻ.

KingSport tiếp tục trao tặng 1 triệu máy đo huyết áp và sứ mệnh vì một Việt Nam khỏe mạnh

KingSport tiếp tục trao tặng 1 triệu máy đo huyết áp và sứ mệnh vì một Việt Nam khỏe mạnh

Doanh nghiệp 13:31

Với tâm niệm chăm sóc sức khỏe cho triệu người dân Việt, KingSport - một trong những thương hiệu chăm sóc sức khỏe hàng đầu Việt Nam triển khai dự án cộng đồng “Hành trình Hạnh phúc”, trao tặng 1 triệu máy đo huyết áp đến người cao tuổi trên khắp mọi miền, đồng hành cùng bậc cao niên theo dõi và chăm sóc sức khỏe mỗi ngày.

EVNCPC: Công tác tiết kiệm điện có nhiều chuyển biến tích cực nhờ các giải pháp thiết thực

EVNCPC: Công tác tiết kiệm điện có nhiều chuyển biến tích cực nhờ các giải pháp thiết thực

Sản xuất - Kinh doanh 11:49

Thực hiện chỉ đạo của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) về thực hiện công tác tiết kiệm điện (TKĐ) năm 2023, Tổng công ty Điện lực miền Trung (EVNCPC) đã triển khai nhiều giải pháp và đạt hiệu quả cao trong công tác tiết kiệm điện.