Du lịch
20/05/2020 09:14

Khách Tây thấy may mắn vì mắc kẹt ở Việt Nam

Blogger du lịch Croatia cho biết các nhà chức trách Việt Nam đã đối xử với cô rất tử tế khi Covid-19 bùng phát.

Dưới đây là chia sẻ của Arijana Tkalcec, 24 tuổi, trong những ngày mắc kẹt tại Việt Nam vì đại dịch.

Sau khi tốt nghiệp cao đẳng, tôi và bạn trai quyết định du lịch vòng quanh Đông Nam Á trong 7 tháng. Chúng tôi khởi hành từ tháng một, khi các ca nhiễm nCoV đã xuất hiện ở Trung Quốc, nhưng không nghĩ rất nhanh sau đó, căn bệnh này đã trở thành đại dịch toàn cầu. Chúng tôi đến Bali, Indonesia và ở lại một tháng. Sau đó đến Việt Nam và có kế hoạch ở đây trong 3 tháng. Nhưng rồi đại dịch bùng phát, mọi thứ không còn tuân theo kế hoạch ban đầu.

Khách Tây thấy may mắn vì mắc kẹt ở Việt Nam - Ảnh 1.

Cả hai đi khắp TP HCM và khám phá đồng bằng Sông Cửu Long trong nửa tháng đầu tiên khi đến Việt Nam. Ảnh: Croatia week.

Trong hai tuần đầu tiên, chuyến đi thật hoàn hảo. Chúng tôi nhập cảnh vào Việt Nam khi quốc gia này đang ở thời điểm an toàn vì chưa xuất hiện ca nhiễm mới trong nhiều ngày. Điều duy nhất chúng tôi cảm thấy khác so với bình thường là được kiểm tra nhiệt độ trước khi tham quan bảo tàng.

Khi đến Mũi Né, mọi thứ bắt đầu thay đổi. Các ca lây nhiễm bắt đầu gia tăng ở châu Âu, và một ca nhiễm nCoV đã xuất hiện ở Phan Thiết vào ngày 10/3. Sau đó, các ca nhiễm mới dần được công bố. Thành phố sôi động, đông đúc khách du lịch dần trở nên vắng vẻ. Các nhà hàng đóng cửa, khách sạn ngừng nhận du khách.

Vì tình hình dịch bệnh ở Việt Nam vẫn chưa đến mức tồi tệ, chúng tôi tiếp tục đến Đà Lạt. Nhưng rồi một số vấn đề bắt đầu xuất hiện. Chúng tôi bị từ chối vào một nhà hàng địa phương vì là khách nước ngoài. Mọi người đi trên đường đều lập tức đeo khẩu trang khi chúng tôi đi qua. Họ sợ chúng tôi. Nhiều ca nhiễm mới ở Việt Nam là người từ nước ngoài trở về. Vì vậy, tôi phần nào hiểu được hành động của họ nhưng cũng cảm thấy không thoải mái. Cuối cùng, chúng tôi phải đối mặt với câu hỏi: ở lại hay về nhà?

Mọi thứ diễn ra mỗi lúc một nhanh hơn, các nước trên thế giới bắt đầu đóng biên, tình hình ở châu Âu trở nên tồi tệ, các chuyến bay đến ngày càng ít đi. Sau khi bàn bạc kỹ lưỡng với gia đình và bạn bè, những người đang trong tình huống tương tự, chúng tôi quyết định ở lại.

Khách Tây thấy may mắn vì mắc kẹt ở Việt Nam - Ảnh 2.

Nữ du khách được đo thân nhiệt trước khi vào Bảo tàng Chứng tích chiến Tranh ở TP HCM. Ảnh: Croatia week.

Lý do ư? Đầu tiên, đó là việc di chuyển bằng máy bay khiến chúng tôi cảm thấy không ổn. Nhiều ca lây nhiễm được xác nhận tại Việt Nam có liên quan đến việc đi chung máy bay với người bệnh. Thứ hai, chúng tôi đã mua vé về Zagreb vào tháng 9. Ngoài ra, chuyến bay về nhà lúc này quá đắt và sẽ là chi phí phát sinh. Quan trọng hơn, không ai có thể chắc chắn với chúng tôi rằng mọi việc sẽ suôn sẻ. Điều gì xảy ra nếu chúng tôi bị kẹt ở sân bay, hoặc chuyến bay bị hủy và chúng tôi không có tiền để mua chuyến khác?

Việc mua vé mới là quá mạo hiểm. Thứ ba, nếu về nhà, chúng tôi sẽ cách ly bắt buộc 14 ngày và chúng tôi cũng không muốn mạo hiểm để đặt người thân vào tình trạng nguy hiểm. Cuối cùng, bạn trai tôi đến từ Slovenia, nơi này đã đóng biên và chắc chắn anh ấy sẽ gặp nhiều vấn đề rắc rối hơn.

Sau khi đã quyết định ở lại, chúng tôi hành động nhanh chóng. Nếu Việt Nam phong tỏa giống các quốc gia khác thì chúng tôi cũng sẽ gặp khó khăn. Vì vậy, việc đầu tiên của tôi là lựa chọn nơi mà mình tạm thời bị mắc kẹt. Đà Nẵng là cái tên đầu tiên chúng tôi nghĩ tới. Đó là thành phố lớn, và chúng tôi có thể có đầy đủ mọi thứ mình cần cho cuộc sống bình thường.

Chúng tôi ngồi xe ô tô trong 6 tiếng để đi từ Đà Lạt tới Nha Trang. Mọi thứ ở Nha Trang khá khác Đà Lạt, nơi đây vẫn có nhiều du khách, chủ yếu người Nga. Nhiều người không đeo khẩu trang và bãi biển vẫn đông người tắm. Mọi thứ ở đây vẫn rất thoải mái. Rời Nha Trang, chúng tôi ngồi tàu thêm 10 tiếng để đến Đà Nẵng. Người dân vẫn sợ chúng tôi. Khi vào trong cabin, một người đàn ông Việt Nam tỏ ra lo lắng khi biết ở cùng khoang với chúng tôi và phải mất một lúc mới chấp nhận được việc này. Chúng tôi thể hiện sự tôn trọng anh ấy bằng việc đeo khẩu trang suốt 10 tiếng ngồi tàu.

Khi đến ga Đà Nẵng, chúng tôi đã sốc khi thấy mọi người mặc đồ bảo hộ và đi cùng cảnh sát đang đứng đợi hành khách ở lối vào. Một người cầm tấm biển ghi chỉ dẫn bằng tiếng Anh hướng dẫn chúng tôi các thủ tục cần làm, vì chúng tôi là khách du lịch duy nhất trên tàu. Ban đầu, tôi rất sợ khi nhìn thấy các nhà chức trách. Ý nghĩ đầu tiên hiện lên trong đầu là "Họ sẽ làm gì mình?" Nhưng cuối cùng, chẳng có chuyện gì xảy ra cả.

Tôi phải nói rằng họ rất tử tế và cảm thông với chúng tôi. Chúng tôi được đo nhiệt độ và hướng dẫn khử trùng tay hai lần. Vì là khách quốc tế, chúng tôi phải điền thêm một số thông tin như nơi chúng tôi đến, nơi chúng tôi đã ở, đến Việt Nam khi nào... Chúng tôi cũng phải tải ứng dụng Khai báo y tế và điền thông tin của mình. Mỗi ngày, ứng dụng đều hỏi chúng tôi có cảm thấy khỏe không, hay có bất kỳ triệu trứng nào không. Với cách làm này, cơ quan y tế có thể theo dõi sức khỏe của chúng tôi, và có thể hỗ trợ chúng tôi nhanh hơn nhiều so với các quốc gia khác. Mỗi người được xác định bằng một số nhất định và được quét qua mã QR.

Khách Tây thấy may mắn vì mắc kẹt ở Việt Nam - Ảnh 3.

Hai du khách luôn đeo khẩu trang khi ra đường tại Việt Nam. Ảnh: Croatia week.

Chúng tôi tới Đà Nẵng vào phút chót, vì ngày hôm sau thành phố bắt đầu đóng cửa các địa điểm công cộng. Bãi biển đóng cửa, cảnh sát và nhân viên cứu hộ luôn tuần tra trong khu vực để ngăn người tắm biển. Mọi người khi ra nơi công cộng phải đeo khẩu trang. Ngày 16/4, các nhà hàng mở cửa nhưng không đón khách, người đến phải mua về. Trong 22 ngày giãn cách xã hội của tháng 4, chúng tôi ở trong nhà và tự nấu ăn, mỗi tuần đi chợ một lần và không gặp khó khăn trong việc tìm mua thực phẩm.

So sánh các con số lây nhiễm và tử vong vì nCoV của Việt Nam với thế giới, chúng tôi thấy rằng đây là một trong những nước đã xử lý tình huống dịch bệnh tốt nhất. Đó cũng là lý do tôi cảm thấy an toàn khi ở đây. Chính phủ luôn tích cực trong việc tuyên truyền phòng chống nCoV với người dân. Có một thực tế thú vị là ở đây chưa có ca tử vong nào. Tôi tin rằng một phần Việt Nam đạt được kết quả này là do những người lớn tuổi ở đây rất khỏe mạnh. Họ tập thể dục mỗi ngày và năng động. Hầu hết mọi người đều thức dậy lúc 4-5h rồi ra bãi biển tập thể dục, yoga, chơi cầu lông...

Hiện tại, Arijana Tkalcec và bạn trai vẫn đang ở Việt Nam. Trong bài đăng trên Twitter vào 19/5, nữ du khách cho biết: "Thật không thể tin được chúng tôi đã ở Việt Nam được 3 tháng và sẽ ở lại thêm 3 tháng nữa. Đó không phải là kế hoạch ban đầu của chúng tôi, nhưng hiện giờ, tôi chẳng có điều gì để phàn nàn cả. Chúng tôi cảm thấy mình thực sự may mắn vì mắc kẹt ở nơi này".
Theo Anh Minh (Croatiaweek/Vnexpress)

Viết bình luận

Tập đoàn GELEX tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông 2024

Tập đoàn GELEX tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông 2024

Sản xuất - Kinh doanh 20:09

Sáng 28-3-2024, Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2024 của Công ty cổ phần Tập đoàn GELEX đã diễn ra tại Hà Nội. Với sự đồng thuận và nhất trí cao, Đại hội đã thông qua toàn bộ các báo cáo, tờ trình và nhiều nội dung quan trọng khác.

Tập đoàn Đèo Cả và VDB Lâm Đồng ký thỏa thuận hợp tác thực hiện dự án PPP

Tập đoàn Đèo Cả và VDB Lâm Đồng ký thỏa thuận hợp tác thực hiện dự án PPP

Sản xuất - Kinh doanh 20:09

Ngày 28-3-2024, Tập đoàn Đèo Cả và Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) - Chi nhánh Lâm Đồng ký kết thoả thuận hợp tác về tài trợ vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước để thực hiện các dự án đầu tư hạ tầng giao thông theo phương thức đối tác công tư (PPP).

EVNHCMC tiếp và làm việc với Bộ trưởng Phát triển kinh tế, Thương mại quốc tế và Xúc tiến xuất khẩu Canada

EVNHCMC tiếp và làm việc với Bộ trưởng Phát triển kinh tế, Thương mại quốc tế và Xúc tiến xuất khẩu Canada

Doanh nghiệp 20:00

Sáng 28-3-2024, ông Phạm Quốc Bảo, Chủ tịch HĐTV và ông Luân Quốc Hưng, Phó Tổng giám đốc EVNHCMC đã tiếp và làm việc với Bộ trưởng Phát triển Kinh tế, Thương mại Quốc tế và Xuất khẩu Canada – bà Mary Ng.

Đến TTC Van Phong Bay Resort nghe chia sẻ kinh nghiệm quản trị từ doanh nhân Đặng Văn Thành

Đến TTC Van Phong Bay Resort nghe chia sẻ kinh nghiệm quản trị từ doanh nhân Đặng Văn Thành

Doanh nghiệp 17:36

Cuộc đời của mỗi doanh nhân được ví như “cuốn sách sống” truyền cảm hứng cho thế hệ kế tiếp. Có mất mát, khó khăn, nhưng cũng có rất nhiều thành tựu. Những kinh nghiệm thực tế này không chỉ vô cùng quý giá mà còn là động lực mạnh mẽ cho bất kỳ ai.

Góc nhìn: Libera Nha Trang và tư duy tiếp cận mới

Góc nhìn: Libera Nha Trang và tư duy tiếp cận mới

Bất động sản 15:48

Từ trước đến nay, và kể cả trong tương lai, thế giới chưa bao giờ phủ nhận sức hấp dẫn đặc biệt của những đô thị biển.

Lễ Vía Quán Thế Âm Bồ Tát đản sinh sẽ diễn ra lần đầu tiên trên đỉnh thiêng Fansipan vào ngày 28-3

Lễ Vía Quán Thế Âm Bồ Tát đản sinh sẽ diễn ra lần đầu tiên trên đỉnh thiêng Fansipan vào ngày 28-3

Điểm đến hấp dẫn 15:46

Vào ngày 28-3 (nhằm ngày 19-2 âm lịch), Lễ Vía Quán Thế Âm Bồ Tát đản sinh sẽ được tổ chức thiêng liêng lần đầu tiên tại quần thể tâm linh Fansipan với nhiều hoạt động và nghi thức ý nghĩa.

Kết hợp sử dụng bột ngọt và muối ăn để duy trì chế độ ăn giảm muối

Kết hợp sử dụng bột ngọt và muối ăn để duy trì chế độ ăn giảm muối

Sản phẩm 15:45

Ngày nay, chế độ ăn giảm muối là từ khóa được nhắc đến ngày càng phổ biến. Người tiêu dùng cũng ngày càng có ý thức hơn đối với việc cắt giảm lượng muối ăn tiêu thụ trong khẩu phần hằng ngày. Tuy nhiên, giảm muối khiến món ăn mất đi vị ngon hấp dẫn, điều này khiến nhiều người khó có thể duy trì chế độ này thường xuyên.