Du lịch
10/04/2021 15:40

"Dinh thự Bảo Đại" bị lãng quên ở Hà Nội

Ẩn mình trong phố Ngọc Hà, quận Ba Đình, Hà Nội tòa nhà xây dựng từ năm 1939 có kiến trúc pha trộn giữa văn hóa phương Đông và Tây.



Dinh thự Bảo Đại bị lãng quên ở Hà Nội - Ảnh 1.

Theo tư liệu lưu ở Trung tâm lưu trữ Quốc gia 1, đây là dinh thự Didelot, nhà của Nam tước người Pháp Pierre Didelot và vợ là Marie-Agnes Nguyễn Hữu Hào (chị ruột của Nam Phương Hoàng Hậu). Dinh thự được xây dựng năm 1939, đến nay 82 tuổi.


Năm 1949, vua Bảo Đại (lúc đó là Quốc Trưởng Bảo Đại) đã mua lại tòa nhà để làm công thự, phục vụ mỗi lần ra Hà Nội kinh lý, sau này được chuyển làm nhà công vụ, rồi nhà nước quyết định hóa giá bán cho những người có nhu cầu. Trên hình là lối vào hiện nay, nằm bên trong ngõ 186 phố Ngọc Hà.

Dinh thự Bảo Đại bị lãng quên ở Hà Nội - Ảnh 2.

Trải qua nhiều năm dời chủ, khuôn viên công trình hiện bị chia cắt thành nhiều căn hộ. Tuy nhiên, tầng 1, 3 và 4 vẫn được giữ lại, bảo tồn khá tốt và ngày nay thuộc về doanh nhân Hồ Hoàng Hải (Hà Nội).

Dinh thự Bảo Đại bị lãng quên ở Hà Nội - Ảnh 3.

Bao quanh dinh thự là tường rào uốn lượn của khu vườn thượng uyển trước đây. Khu vườn nay bị chia cắt thành nhà ở, tường rào vẫn còn lại khá nhiều nhưng bị phủ kín bởi cây cảnh và rau của các gia đình xung quanh trồng.

Dinh thự Bảo Đại bị lãng quên ở Hà Nội - Ảnh 4.

Công trình dần bị nhiều ngôi nhà mới xây "bao vây" nên ít người biết tới. Mỗi cổng tò vò của tường rào cổ hiện nay thành cửa của các hộ dân, thậm chí có cửa chung của hai nhà.

Dinh thự Bảo Đại bị lãng quên ở Hà Nội - Ảnh 5.

Dinh thự cổ có kiến trúc kết hợp văn hóa phương Đông và Tây rõ rệt. Bên ngoài là mái cung đình rồng phượng đặc trưng phương Đông, bên trong có nội thất và trang trí theo phong cách phương Tây.


Công trình được thiết kế bởi kiến trúc sư nổi tiếng người Pháp, Arthur Kruze (1900-1989). Ông sang Việt Nam làm giáo sư giảng dạy kiến trúc tại trường Cao đẳng mỹ thuật Đông Dương từ 1930 đến 1954, sau đó về nước.

Dinh thự Bảo Đại bị lãng quên ở Hà Nội - Ảnh 6.

Bên trong tòa nhà được chia 3 - 5 phòng mỗi tầng, các phòng đều có lò sưởi, tủ âm tường bằng gỗ, tường xây dày đảm bảo mát vào mùa hè, ấm vào mùa đông. Theo anh Hải, nhà có thang máy đưa đồ ăn từ bếp lên phòng ăn, hệ thống cửa sổ, cửa ra vào dùng bản lề, thanh ray trượt, được giữ nguyên từ xưa đến nay vẫn hoạt động trơn tru.

Dinh thự Bảo Đại bị lãng quên ở Hà Nội - Ảnh 7.

Cầu thang gỗ xoắn được bảo dưỡng thường xuyên nên còn sử dụng tốt.


Dinh thự Bảo Đại bị lãng quên ở Hà Nội - Ảnh 8.

Cầu thang, sàn gỗ, lò sưởi, cửa gỗ... đều còn được bảo quản tốt. Trong hình là hệ thống cầu thang từ thầng 3 lên tầng 4 (áp mái) trong nhà.


Dinh thự Bảo Đại bị lãng quên ở Hà Nội - Ảnh 9.

Anh Hải cho biết, máy bơm nước sản xuất tại Pháp từ thời Pháp thuộc đến này vẫn hoạt động (trái) và hệ thống điện được đi ngầm có ống ghen thép chôn trong tường, điện ngầm ở sàn nhà, thậm chí cả ổ điện âm sàn bằng đồng.


Dinh thự Bảo Đại bị lãng quên ở Hà Nội - Ảnh 10.

Cuối tháng 2/2021, dinh thự được chủ nhân mới mở cửa cho du khách tham quan tự do trong một tháng, thu hút nhiều người yêu kiến trúc, lịch sử, nghệ thuật. Hiện tại ngôi nhà được thuê lại bởi đơn vị nội thất Mant làm showroom.


Tuy vậy, anh Hải vẫn tìm hiểu và sưu tầm các tư liệu, với mong muốn xác minh lịch sử và kiến trúc của công trình, đồng thời tìm giải pháp "hồi sinh" những giá trị của dinh thự cổ.


Ảnh: Khánh Trần, Hồ Hoàng Hải, iOne

Theo Khánh Trần (Vnexpress)

Viết bình luận

ĐHĐCĐ thường niên 2024: PVOIL tiếp tục phát triển hệ thống bán lẻ và gia tăng các dịch vụ phi xăng dầu

ĐHĐCĐ thường niên 2024: PVOIL tiếp tục phát triển hệ thống bán lẻ và gia tăng các dịch vụ phi xăng dầu

Sản xuất - Kinh doanh 21:05

Ngày 26-4, Tổng công ty Dầu Việt Nam - CTCP (PVOIL, mã chứng khoán: OIL) tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên 2024. Đại hội được tổ chức theo hình thức trực tuyến với sự tham gia của các cổ đông đại diện cho 893.475.226 cổ phần, tương đương tỉ lệ 86,39% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết của PVOIL.

“Trốn cả thế giới” - về với thiên nhiên giữa đại ngàn Yang Bay

“Trốn cả thế giới” - về với thiên nhiên giữa đại ngàn Yang Bay

Điểm đến hấp dẫn 18:01

Du lịch sinh thái, trải nghiệm và khám phá núi rừng chắc hẳn không còn xa lạ với những tín đồ “cuồng chân” và đang trở thành xu hướng của giới trẻ để tìm về không gian yên bình.

Chiến lược kiến tạo nên những màn “bứt tốc” của TPBank

Chiến lược kiến tạo nên những màn “bứt tốc” của TPBank

Ngân hàng 17:30

Chiến lược tập trung hướng đến khách hàng cá nhân, hộ kinh doanh từ lâu đã định vị TPBank ở nhóm hàng đầu trong kiến tạo xu hướng ngân hàng bán lẻ tại Việt Nam.

Nghỉ Lễ thảnh thơi, không lo giao dịch gián đoạn

Nghỉ Lễ thảnh thơi, không lo giao dịch gián đoạn

Ngân hàng 17:29

Với bước tiến mới về công nghệ, trong vài năm trở lại đây hầu hết các giao dịch ngân hàng được thực hiện xuyên lễ, 365+ thông qua các điểm giao dịch số tự động hay ứng dụng ngân hàng số. Năm nay, các ngân hàng còn tung nhiều ưu đãi hấp dẫn trong dịp lễ 30-4 và 1-5 dành cho khách hàng.

Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn hỗ trợ nước sạch cho bà con huyện Tân Phú Đông

Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn hỗ trợ nước sạch cho bà con huyện Tân Phú Đông

Hoạt động cộng đồng 16:08

Ngày 26-4, Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn (Sawaco) đã đến huyện Tân Phú Đông (Tiền Giang) để hỗ trợ 40.000m3 nước, trao tặng 5.000 túi chứa nước loại 5 lít và hỗ trợ xe bồn vận chuyển nước sạch nhằm giúp người dân vượt qua hạn, mặn đang diễn ra gay gắt.

ABBank tiếp tục dành nhiều nguồn lực đầu tư ngân hàng số và hỗ trợ doanh nghiệp

ABBank tiếp tục dành nhiều nguồn lực đầu tư ngân hàng số và hỗ trợ doanh nghiệp

Ngân hàng 16:08

Kết thúc quý I-2024, Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) ghi nhận tăng mạnh số lượng giao dịch qua kênh ngân hàng số, tổng huy động và dư nợ cũng đạt tăng trưởng so với cùng kỳ năm 2023.

VIETBANK báo cáo hoàn thành tăng vốn điều lệ và thông qua kế hoạch chia cổ tức

VIETBANK báo cáo hoàn thành tăng vốn điều lệ và thông qua kế hoạch chia cổ tức

Thị trường 15:05

Ngày 26-4-2024, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (Vietbank - VBB) tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên bằng hình thức trực tuyến. Năm 2024, Vietbank hướng đến mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận trước thuế đạt 29% và kiểm soát nợ xấu ở mức dưới hoặc bằng 2,5%.