Du lịch
21/11/2018 11:46

Ẩm thực Việt và mục tiêu trở thành 'bếp ăn của thế giới'

Nhiều chuyên gia, người làm du lịch cho rằng Việt Nam xứng đáng trở thành "bếp ăn của thế giới".

Nhiều chuyên gia, người làm du lịch cho rằng Việt Nam xứng đáng trở thành "bếp ăn của thế giới".

Ẩm thực Việt và mục tiêu trở thành bếp ăn của thế giới - Ảnh 1.

Ảnh: Phong Vinh.


Hơn mười năm trước, khi đến Việt Nam, Philip Kotler - cha đẻ của học lý tiếp thị hiện đại đã khuyến khích: "Việt Nam hãy là bếp ăn của thế giới". Tuy nhiên thời điểm ấy, thế mạnh của ẩm thực Việt vẫn là điều gì đó hết sức mơ hồ.

Thế mạnh của ẩm thực Việt

Tiến sĩ sử học Hãn Nguyên Nguyễn Nhã, nguyên Viện trưởng viện Nghiên cứu Ẩm thực Việt Nam, Trưởng Đề án Bếp Việt – Bếp của thế giới kể: trước đây có người còn cho rằng ẩm thực Việt là "bắt chước" ẩm thực của nước láng giềng. Năm 2010, khi ông đến thành phố Rome và để ý thấy một số nhà hàng ghi rõ là Việt Nam, song thực đơn đều là các món của người Hoa ở chợ Lớn (Sài Gòn bây giờ). 

Ẩm thực Việt và mục tiêu trở thành bếp ăn của thế giới - Ảnh 2.

Bánh mì thịt. Ảnh: Phong Vinh.


Trên thực tế, ẩm thực Việt đã sớm được định hình. Có thể kể đến bánh mì. Chiếc bánh Baguette do người Pháp đem vào Việt Nam, trong quá trình cải biên, người Việt đã biến nó thành món ăn đặc trưng và nổi tiếng khắp thế giới.

Năm 2014, bánh mì Việt Nam tạo nên "cơn sốt", khi vào top 20 món ăn đường phố ngon nhất thế giới theo bình chọn của Huffington Post. Năm 2017, bánh mì Việt cũng có mặt trong 10 món sandwich ngon nhất thế giới, theo Traveller.

Món ăn Việt được du khách nhận xét là thanh, ít chất béo, dùng nhiều rau nhưng vẫn đảm bảo cân bằng dinh dưỡng. Đó là lý do không chỉ bánh mì, mà nhiều món ăn đặc trưng của dải đất hình chữ S được chú ý và vinh danh.

Trang National Geographic từng đưa bún chả Hà Nội vào danh sách 10 món ăn đường phố ngon nhất thế giới năm 2014. Nem rán, phở và phở cuốn cũng có mặt trong top 10 và 50 món ăn ngon nhất thế giới, do CNN Travel xếp hạng năm 2015 và 2016. Cơm tấm Sài Gòn cũng thuộc top 10 món ăn xác lập kỷ lục châu Á theo bộ tiêu chí "Giá trị ẩm thực châu Á".

Đầu năm 2017, chuyên mục du lịch của tờ Telegraph xếp Hà Nội đứng thứ 2 trong số 18 thành phố có ẩm thực hấp dẫn trên thế giới... Cũng trong năm này, gần chục món ăn Việt được báo chí nước ngoài ca ngợi. Không ít lần các đầu bếp nổi tiếng thế giới thực hiện chương trình truyền hình về ẩm thực Việt Nam.

Ẩm thực Việt và mục tiêu trở thành bếp ăn của thế giới - Ảnh 3.

Khách nước ngoài ăn cơm tấm ở vỉa hè Sài Gòn. Ảnh: Phong Vinh.


"Món ăn Việt Nam có thể đãi khách quốc tế hàng chục bữa mà không sợ có món ăn nào trùng lặp. Mỗi địa phương đều có những món ăn độc đáo được nhiều người thưởng thức khen ngon". Ông Nguyễn Đắc Xuân, nhà nghiên cứu lịch sử Việt Nam, còn cho biết, ngoài việc nấu ngon, ẩm thực Việt còn chứa đựng cả giá trị văn hóa.

Ẩm thực Việt và mục tiêu trở thành bếp ăn của thế giới - Ảnh 4.
Ông Nguyễn Quốc Kỳ - Chủ tịch Hiệp hội Văn hóa Ẩm thực Việt Nam kiêm Tổng giám đốc Vietravel.

"Ẩm thực là con đường tiếp cận nhanh chóng và gần gũi, sẽ rất phù hợp khi dùng ẩm thực để phát triển du lịch", ông Nguyễn Quốc Kỳ, Chủ tịch Hiệp hội Văn hóa Ẩm thực Việt Nam kiêm Tổng giám đốc Vietravel khẳng định.

Tuy vậy, ẩm thực Việt Nam vẫn chưa được tận dụng và khai thác được hết những tiềm năng sẵn có.

Rào cản quảng bá ẩm thực Việt đến khách quốc tế

Bà Triệu Thị Chơi, nhà giáo ưu tú, chuyên gia văn hóa ẩm thực từng đánh giá: "Việt Nam có nhiều món ăn mang đặc trưng mỗi vùng miền, nhưng muốn nâng tầm lên thì còn khó. Chuyện mang ẩm thực trở thành thương hiệu quốc gia để đưa ra thế giới là vấn đề vẫn còn bỏ ngỏ trong nhiều năm nay".

Thực tế, cái "khó" đầu tiên nằm ở việc chưa thể kiểm soát chặt chẽ vệ sinh an toàn thực phẩm. Đó cũng là một trong 6 nỗi sợ của khách quốc tế đến Việt Nam mà Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam từng chỉ ra.

Ẩm thực Việt và mục tiêu trở thành bếp ăn của thế giới - Ảnh 5.

Gánh hàng rong ở Hội An. Ảnh: Khương Nha.


Theo ông Nguyễn Quốc Kỳ, vệ sinh an toàn thực phẩm bắt đầu từ đất, nước bị ô nhiễm hay không, chứ không đơn thuần chỉ do cách nuôi trồng, dùng phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc kích thích tăng trưởng hay các chất bảo quản độc hại.

Cũng theo ông Kỳ, người Việt mới chỉ quan tâm đến một phần rất nhỏ là món ăn, còn không gian hay ứng xử trong khi ăn thì chưa được làm rõ.

"Cơn sốt" nào cũng phải hạ nhiệt nếu không có một chiến dịch dài hơi, chương trình quảng bá chuyên nghiệp tiếp theo. Do vậy, nhiều năm qua, ẩm thực Việt rơi vào vòng quẩn quanh: Trở thành tâm điểm của giới truyền thông sau những sự kiện các chính khách, đầu bếp nổi tiếng thế giới "phải lòng" bún chả, phở... nhưng hạ nhiệt nhanh chóng. Thậm chí tiếng thơm đó có thể bị hủy hoại khi có một nhóm khách nước ngoài bị ngộ độc thực phẩm khi ăn ở Việt Nam.

Ẩm thực Việt và mục tiêu trở thành bếp ăn của thế giới - Ảnh 6.
Ẩm thực Việt và mục tiêu trở thành bếp ăn của thế giới - Ảnh 7.
Ẩm thực Việt và mục tiêu trở thành bếp ăn của thế giới - Ảnh 8.

Xây dựng ẩm thực thành thương hiệu quốc gia

Hiệp hội Văn hóa Ẩm thực Việt Nam hoạt động vào tháng 10/2017 được nhiều chuyên gia, người làm du lịch đánh giá là bước đi cần thiết "để ẩm thực Việt bước lên một tầm cao mới, văn hóa ẩm thực Việt Nam trở thành thương hiệu quốc gia". Nhiều người còn kỳ vọng đây là bệ phóng đưa Việt Nam trở thành "bếp ăn của thế giới".

Thực tế, nhiều nước đã dùng ẩm thực để quảng bá hình ảnh quốc gia, qua đó thúc đẩy sự phát triển của các hoạt động du lịch. Có thể kể đến phô mai Thụy Sĩ, sushi Nhật Bản, sôcôla Hà Lan hay rượu vang Pháp... Đây là những thương hiệu đã gắn chặt với từng quốc gia, mang lại lợi ích cho hàng nghìn nhà sản xuất, đem lại thị trường tiêu thụ lớn, thúc đẩy kinh tế gia tăng.

Tuy nhiên, việc xây dựng thương hiệu quốc gia không chỉ thực hiện trong một hoặc hai năm, mà cần cả một quá trình lâu dài, xuyên suốt. Kế hoạch thực hiện cần có sự chung tay, góp sức của nhiều ngành, đơn vị và cả các cá nhân.

Ông Nguyễn Quốc Kỳ cho rằng khi đã chọn ẩm thực Việt để xây dựng thương hiệu, cần phát triển những nhà hàng đạt chuẩn được quốc tế công nhận để quảng bá ra thế giới. Từ đó, nâng tầm của ẩm thực Việt Nam, tạo ra giá trị cho những món ăn, đem đến những sản phẩm mang thương hiệu quốc gia.

Bên cạnh đó, việc đầu bếp, nhân viên được tạo điều kiện để tu nghiệp ở nước ngoài, tiếp xúc, học hỏi với cách chế biến, phong cách nấu ăn, quản lý phục vụ chuyên nghiệp của bạn bè quốc tế, mang về ứng dụng tại quê nhà cũng hết sức cần thiết.

Theo Phong Vinh (Vnexpress)

Viết bình luận

HDBank nhận “Giải thưởng chất lượng thanh toán quốc tế xuất sắc năm 2023” từ Citibank

HDBank nhận “Giải thưởng chất lượng thanh toán quốc tế xuất sắc năm 2023” từ Citibank

Ngân hàng 17:41

Ngày 26-3-2024, HDBank vinh dự nhận “Giải thưởng chất lượng thanh toán quốc tế xuất sắc năm 2023” (Straight Through Processing – STP) do Citibank trao tặng.

Hạ tầng giao thông Đèo Cả lọt Top 10 Nhà thầu xây dựng hạ tầng – công nghiệp năm 2024

Hạ tầng giao thông Đèo Cả lọt Top 10 Nhà thầu xây dựng hạ tầng – công nghiệp năm 2024

Sản xuất - Kinh doanh 17:40

Công ty Cổ phần Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) chính thức công bố Top 10 Công ty xây dựng năm 2024, trong đó, Hạ tầng giao thông Đèo Cả (mã cổ phiếu: HHV) lọt vào danh sách Top 10 Nhà thầu xây dựng hạ tầng – công nghiệp năm 2024.

Tập đoàn GELEX tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông 2024

Tập đoàn GELEX tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông 2024

Sản xuất - Kinh doanh 20:09

Sáng 28-3-2024, Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2024 của Công ty cổ phần Tập đoàn GELEX đã diễn ra tại Hà Nội. Với sự đồng thuận và nhất trí cao, Đại hội đã thông qua toàn bộ các báo cáo, tờ trình và nhiều nội dung quan trọng khác.

Tập đoàn Đèo Cả và VDB Lâm Đồng ký thỏa thuận hợp tác thực hiện dự án PPP

Tập đoàn Đèo Cả và VDB Lâm Đồng ký thỏa thuận hợp tác thực hiện dự án PPP

Sản xuất - Kinh doanh 20:09

Ngày 28-3-2024, Tập đoàn Đèo Cả và Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) - Chi nhánh Lâm Đồng ký kết thoả thuận hợp tác về tài trợ vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước để thực hiện các dự án đầu tư hạ tầng giao thông theo phương thức đối tác công tư (PPP).

EVNHCMC tiếp và làm việc với Bộ trưởng Phát triển kinh tế, Thương mại quốc tế và Xúc tiến xuất khẩu Canada

EVNHCMC tiếp và làm việc với Bộ trưởng Phát triển kinh tế, Thương mại quốc tế và Xúc tiến xuất khẩu Canada

Doanh nghiệp 20:00

Sáng 28-3-2024, ông Phạm Quốc Bảo, Chủ tịch HĐTV và ông Luân Quốc Hưng, Phó Tổng giám đốc EVNHCMC đã tiếp và làm việc với Bộ trưởng Phát triển Kinh tế, Thương mại Quốc tế và Xuất khẩu Canada – bà Mary Ng.

Đến TTC Van Phong Bay Resort nghe chia sẻ kinh nghiệm quản trị từ doanh nhân Đặng Văn Thành

Đến TTC Van Phong Bay Resort nghe chia sẻ kinh nghiệm quản trị từ doanh nhân Đặng Văn Thành

Doanh nghiệp 17:36

Cuộc đời của mỗi doanh nhân được ví như “cuốn sách sống” truyền cảm hứng cho thế hệ kế tiếp. Có mất mát, khó khăn, nhưng cũng có rất nhiều thành tựu. Những kinh nghiệm thực tế này không chỉ vô cùng quý giá mà còn là động lực mạnh mẽ cho bất kỳ ai.

Góc nhìn: Libera Nha Trang và tư duy tiếp cận mới

Góc nhìn: Libera Nha Trang và tư duy tiếp cận mới

Bất động sản 15:48

Từ trước đến nay, và kể cả trong tương lai, thế giới chưa bao giờ phủ nhận sức hấp dẫn đặc biệt của những đô thị biển.