Doanh nghiệp
21/09/2021 20:39

Cơ hội để doanh nghiệp tiếp cận vắc xin Hayat-vax bằng nguồn tự chi trả

Sau khi Vimedimex nhập vắc-xin Hayat-vax từ UAE, các doanh nghiệp trong nước đã có nguồn vắc xin Covid-19 để có thể chủ động tiêm cho người lao động đang làm việc tại các cơ sở này.

Đến thời điểm hiện tại, các doanh nghiệp (DN) đang hoạt động thuộc khối ngành kinh tế ngoài nhà nước 811.538 doanh nghiệp, với số lượng lao động từ 18 tuổi trở lên, đang làm việc hàng năm 44.777.400 người, chiếm tỷ lệ 48,1% dân số cả nước. Đây là lực lượng chính góp phần duy trì và phát triển nền kinh tế quốc gia.

Do vậy, nhu cầu của các DN một năm cần tối thiểu là 89.554.800 liều vắc-xin Covid-19. Điều đáng mừng là vấn đề tiêm vắc-xin cho người lao động theo nhu cầu của DN đã được quy định tại Nghị quyết số 21 trong đó nêu rõ "nguồn do các tổ chức, cá nhân sử dụng vắc-xin tự nguyện chi trả" và Quyết định số 3355/QĐ-BYT ngày 08-07-2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc phê duyệt kế hoạch triển khai chiến dịch tiêm vắc-xin phòng Covid-19 năm 2021 - 2022.

Thực tế, đợt bùng phát dịch Covid-19 gần đây nhất cho thấy, DN là một trong những thành phần chịu ảnh hưởng nghiêm trọng từ những hậu quả do dịch Covid-19.

Số lượng lao động, đặc biệt trong các doanh nghiệp lớn hoặc tại các khu công nghiệp, có khả năng lây nhiễm virus trên diện rộng, dẫn đến phải tạm dừng hoạt động của các nhà máy, phân xưởng tại các thành phố lớn như TP HCM, Bình Dương, Hà Nội… đã tạo sức ép nặng nề về việc làm, thu nhập của bộ phận không nhỏ lực lượng lao động.

Hướng tới mục tiêu giải quyết nhu cầu chính đáng được tiêm vắc-xin phòng Covid-19 cho người lao động, hệ thống pháp luật đã đưa ra những quy định điều chỉnh vấn đề này. Nhà nước đã tạo hành lang pháp lý để các DN có nhu cầu tiêm chủng vắc-xin cho người lao động thực hiện đặt hàng, xác lập các giao dịch mua vắc-xin Covid-19 từ các đơn vị được cấp phép nhập khẩu và phân phối trên thị trường, theo đúng quy định của pháp luật.

Liên quan đến vấn đề này, chúng tôi đã có cuộc trò chuyện với dược sĩ Nguyễn Luy Xít, Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần y dược phẩm Vimedimex (Vimedimex)

Cơ hội để doanh nghiệp tiếp cận vắc xin Hayat-vax bằng nguồn tự chi trả - Ảnh 1.

Dược sĩ Nguyễn Luy Xít - Phó Tổng Giám đốc Công ty CP y dược phẩm Vimedimex

Ông đánh giá thế nào khi các DN tổ chức tiêm vắc-xin Covid-19 sớm cho người lao động?

Thứ nhất về sức khỏe, tiêm sớm vắc-xin Covid-19 sẽ giúp người lao động của các Dn được bảo vệ tốt nhất, tạo hàng rào miễn dịch sẵn sàng chống lại virus lây bệnh Covid-19, đồng thời, tạo sự an tâm cho người lao động tham gia sản xuất trong thời điểm dịch bệnh diễn biến rất phức tạp như hiện nay.

Thứ hai về kinh tế, trong giai đoạn giãn cách xã hội theo chỉ thị 16, các doanh nghiệp, khu công nghiệp sẽ đứng trước 2 lựa chọn dừng sản xuất hoặc sản xuất tập trung, nhưng phải đảm bảo đáp ứng các quy định chặt chẽ của Bộ Y tế. Việc ngừng sản xuất khi giãn cách xã hội đối với các doanh nghiệp gây thiệt hại rất lớn.

Theo số liệu của Tổng cục thống kê, năng suất lao động trung bình của 1 lao động Việt Nam 12,8 triệu đồng/tháng. Hiện số lao động của cả nước là 44.777.400 người. Trong trường hợp phải dừng sản xuất 1 tháng thì tổng số năng suất lao động sẽ mất khoảng hơn 573.150 tỉ đồng (44.777.400 người x 12,8 triệu đồng).

Trong trường hợp thực hiện theo phương án "3 tại chỗ" và tổ chức test nhanh Covid-19 (trung bình 3 ngày/lần) với chi phí mỗi lần xét nghiệm là 120.000 đồng thì mỗi tháng doanh nghiệp sẽ phải chi ít nhất 57.733 tỉ đồng (44.777.400 người x 1.200.000 đồng), tuy nhiên vẫn không đảm bảo an toàn cho người lao động. Trong khi đó, 44.777.400 người lao động nếu được tiêm đầy đủ 2 liều vắc xin COVID-19 thì chỉ mất 64.479 tỉ đồng (44.777.400 người x 1.440.000 đồng).

Bên cạnh đó, theo khuyến cáo của Bộ Y tế, các cơ sở sản xuất cần thực hiện theo phương án "3 tại chỗ" và "1 cung đường, 2 địa điểm", cộng với tổ chức test nhanh Covid-19 liên tục (trung bình 3 ngày/lần). Chi phí mỗi lần xét nghiệm là 120.000đ/người lao động, cộng thêm các chi phí liên quan đến khử khuẩn, bố trí khu vực làm việc riêng biệt, nơi ăn ở... đảm bảo hạn chế thấp nhất nguy cơ khi dịch bệnh xuất hiện.

Như vậy có thể thấy, nếu tính chi phí cho mỗi lần xét nghiệm này, mỗi tháng DN sẽ phải chi ít nhất hàng chục nghìn tỉ đồng, tuy nhiên vẫn không đảm bảo an toàn cho người lao động nếu như không được tiêm vắc-xin Covid-19.

Cơ hội để doanh nghiệp tiếp cận vắc xin Hayat-vax bằng nguồn tự chi trả - Ảnh 3.

Vắc xin Hayat-Vax được vận chuyển từ kho của Cơ sở sản xuất Julphar (Gulf Pharmaceutical Industries) đến sân bay quốc tế Abu Dhabi UAE

Vừa qua, Bộ Y tế đã cấp phép cho Vimedimex nhập khẩu 30 triệu liều vắc-xin Havat-vax cho các DN có thể tự chi trả tiền mua vắc-xin Hayat-vax. Vậy dịch vụ tiêm chủng có được tiêm miễn phí như quy định hiện hành?

Ngày 20-8, Văn phòng Chính phủ thông báo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại văn bản số: 5800/VPCP-KGVX ngày 20/8/2021 sau khi nhận được văn bản của Công ty cổ phần Y dược phẩm Vimedimex đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, chấp thuận và chỉ đạo Bộ Y tế thẩm định nhanh hồ sơ đề nghị cấp phép khẩn cấp vắc-xin Covid-19 Hayat-Vax cho nhu cầu cấp bách trong phòng chống dịch bệnh Covid-19. Thủ tướng yêu cầu Bộ Y tế kiểm tra chất lượng, cấp phép, bảo quản và tổ chức tiêm miễn phí theo quy định. Bộ Ngoại giao xem xét, kiểm tra, thúc đẩy các hoạt động ngoại giao, nhập khẩu vắc-xi,.

Ngày 10-9, Viện kiểm định Quốc gia vắc-xin và sinh phẩm y tế ban hành công văn số 606/CV-KĐQG gửi Công ty cổ phần y dược phẩm Vimedimex trong đó có nội dung: phúc đáp công văn số 834/2021/CV-VMD ngày 10-9 của Vimedimex về việc đề nghị tiêm chủng vắc-xin Covid-19 Hayat-Vax cho nhu cầu cấp bách trong phòng, chống dịch bệnh.

Theo đó, Viện đồng ý hỗ trợ tiêm chủng cho khách hàng của Công ty Vimedimex tại Trung tâm dịch vụ khoa học kỹ thuật y tế. Đối với việc tiếp nhận và bảo quản vắc xin Hayat-Vax, Viện sẽ tổ chức tiếp nhận và bảo quản đủ số lượng vắc-xin theo kế hoạch tiêm chủng cho công ty.

Như vậy, nhà nước hỗ trợ tiêm miễn phí cho người lao động tại các DN và tuân thủ đúng quy định của Chính phủ và Bộ Y tế.

Vậy vắc-xin Hayat-vax được bảo quản và vận chuyển trong quá trình phân phối tại 63 tỉnh thành như thế nào, thưa ông?

Việc vận chuyển vắc-xin Hayat-Vax từ UAE đến Việt Nam được thực hiện bằng máy bay chuyên dụng, theo điều khoản CIP lncoterms 2020 và tuân thủ theo yêu cầu của nhà sản xuất trong hồ sơ đăng ký lưu hành với Bộ Y tế UAE.

Vắc-xin Hayat-vax được bảo quản và vận chuyển trong điều kiện lạnh (2℃ - 8℃), tránh ánh sáng, không để trong tủ đông. Ưu điểm của vắc-xin này là điều kiện bảo quản ít nghiêm ngặt, dễ triển khai, phù hợp với điều kiện ở Việt Nam. Việc cung ứng vắc-xin Hayat-Vax đến 63 tỉnh, thành dễ thực hiện hơn so với các vắc-xin có điều kiện bảo quản âm sâu như Moderna, Pfizer, Janssen hay Sputnik V.

Cơ hội để doanh nghiệp tiếp cận vắc xin Hayat-vax bằng nguồn tự chi trả - Ảnh 5.

Kho lạnh và xe chuyên dùng của Vimedimex vận chuyển vắc-xin

Hayat- Vax đến cơ sở tiêm chủng

Với điều kiện bảo quản 2℃ - 8℃, Vimedimex có 9 kho bảo quản với sức chứa lên đến 10.000.000 liều vắc-xin. Vimedimex thực hiện bảo quản và vận chuyển đến cơ sở tiêm chủng tuân thủ đúng quy định của Bộ Y tế, trong đó đảm bảo việc duy trì nhiệt độ bảo quản liên tục trong khoảng 2℃ - 8℃. Có thiết bị theo dõi nhiệt độ của vắc xin trong quá trình vận chuyển, bảo quản, sử dụng và ghi chép đầy đủ khi vận chuyển, giao.

Xin cảm ơn ông!

Hà Phương

Viết bình luận

ĐHĐCĐ thường niên 2024: PVOIL tiếp tục phát triển hệ thống bán lẻ và gia tăng các dịch vụ phi xăng dầu

ĐHĐCĐ thường niên 2024: PVOIL tiếp tục phát triển hệ thống bán lẻ và gia tăng các dịch vụ phi xăng dầu

Sản xuất - Kinh doanh 21:05

Ngày 26-4, Tổng công ty Dầu Việt Nam - CTCP (PVOIL, mã chứng khoán: OIL) tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên 2024. Đại hội được tổ chức theo hình thức trực tuyến với sự tham gia của các cổ đông đại diện cho 893.475.226 cổ phần, tương đương tỉ lệ 86,39% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết của PVOIL.

“Trốn cả thế giới” - về với thiên nhiên giữa đại ngàn Yang Bay

“Trốn cả thế giới” - về với thiên nhiên giữa đại ngàn Yang Bay

Điểm đến hấp dẫn 18:01

Du lịch sinh thái, trải nghiệm và khám phá núi rừng chắc hẳn không còn xa lạ với những tín đồ “cuồng chân” và đang trở thành xu hướng của giới trẻ để tìm về không gian yên bình.

Chiến lược kiến tạo nên những màn “bứt tốc” của TPBank

Chiến lược kiến tạo nên những màn “bứt tốc” của TPBank

Ngân hàng 17:30

Chiến lược tập trung hướng đến khách hàng cá nhân, hộ kinh doanh từ lâu đã định vị TPBank ở nhóm hàng đầu trong kiến tạo xu hướng ngân hàng bán lẻ tại Việt Nam.

Nghỉ Lễ thảnh thơi, không lo giao dịch gián đoạn

Nghỉ Lễ thảnh thơi, không lo giao dịch gián đoạn

Ngân hàng 17:29

Với bước tiến mới về công nghệ, trong vài năm trở lại đây hầu hết các giao dịch ngân hàng được thực hiện xuyên lễ, 365+ thông qua các điểm giao dịch số tự động hay ứng dụng ngân hàng số. Năm nay, các ngân hàng còn tung nhiều ưu đãi hấp dẫn trong dịp lễ 30-4 và 1-5 dành cho khách hàng.

Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn hỗ trợ nước sạch cho bà con huyện Tân Phú Đông

Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn hỗ trợ nước sạch cho bà con huyện Tân Phú Đông

Hoạt động cộng đồng 16:08

Ngày 26-4, Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn (Sawaco) đã đến huyện Tân Phú Đông (Tiền Giang) để hỗ trợ 40.000m3 nước, trao tặng 5.000 túi chứa nước loại 5 lít và hỗ trợ xe bồn vận chuyển nước sạch nhằm giúp người dân vượt qua hạn, mặn đang diễn ra gay gắt.

ABBank tiếp tục dành nhiều nguồn lực đầu tư ngân hàng số và hỗ trợ doanh nghiệp

ABBank tiếp tục dành nhiều nguồn lực đầu tư ngân hàng số và hỗ trợ doanh nghiệp

Ngân hàng 16:08

Kết thúc quý I-2024, Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) ghi nhận tăng mạnh số lượng giao dịch qua kênh ngân hàng số, tổng huy động và dư nợ cũng đạt tăng trưởng so với cùng kỳ năm 2023.

VIETBANK báo cáo hoàn thành tăng vốn điều lệ và thông qua kế hoạch chia cổ tức

VIETBANK báo cáo hoàn thành tăng vốn điều lệ và thông qua kế hoạch chia cổ tức

Thị trường 15:05

Ngày 26-4-2024, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (Vietbank - VBB) tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên bằng hình thức trực tuyến. Năm 2024, Vietbank hướng đến mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận trước thuế đạt 29% và kiểm soát nợ xấu ở mức dưới hoặc bằng 2,5%.