Địa ốc
14/09/2016 10:11

TP HCM: xây nhà không phép vì tin lời cò đất

Bình Chánh là 1 trong những huyện của TP HCM có nhu cầu nhà ở lớn và cũng là huyện khá mạnh tay tháo dỡ nhà không phép.

Tin lời đường mật của “cò”, nhiều người dân nơi đây đã và đang xây những ngôi nhà không phép...

Bình Chánh luôn là địa phương “dẫn đầu” TP HCM về tình trạng xây dựng không phép trong nhiều năm qua. Đến năm 2016, tình trạng này vẫn chưa hề giảm. Toàn huyện hiện có có 535 trường hợp vi phạm xây dựng với khoảng 300 trường hợp xây dựng không phép. Các trường hợp tập trung tại ba xã Bình Hưng, Vĩnh Lộc A và Vĩnh Lộc B.

“Cò” hứa xây lại khi nhà bị dỡ

Lâu nay, huyện Bình Chánh có tiếng là mạnh tay trong việc cưỡng chế, tháo dỡ nhà không phép. Tuy nhiên, nhu cầu nhà ở quá lớn, nhiều người dân lại tin lời đường mật của “cò” nên nhà không phép tiếp tục mọc lên. Và không ai khác chính người mua lãnh đủ hậu quả khi chính quyền ra tay.

Nhiều căn nhà không phép đã bị cưỡng chế dọc theo các con đường tại ấp 4, ấp 6A, xã Vĩnh Lộc A. Trên nền đất chỉ còn lại lổn nhổn gạch đá lẫn những tấm tôn cũ. Ông Nguyễn Hồng Chi cán bộ trật tự đô thị ở tổ 1, ấp 1A, xã Vĩnh Lộc B chỉ cho phóng viên căn nhà đang nằm trong danh sách chuẩn bị cưỡng chế, tháo dỡ. Căn nhà này được che chắn bên ngoài bởi hàng rào bằng tôn cũ cùng một tấm bạt lớn và nhiều chậu cảnh. Phía sau cũng được bao bằng những tấm tôn thủng lỗ chỗ. Nhìn bên ngoài thì khó biết rằng bên trong các bức tường đang dần được xây lên bằng gạch để thay thế cho vách tôn.

Vị cán bộ trật tự đô thị cho biết đây là hình thức xây nhà không phép phổ biến. Họ dùng bạt, tôn cũ dựng làm nhà tạm rồi lén lút xây dựng kiên cố dần. Nhiều trường hợp chỉ sau một đêm, ngôi nhà không phép đã được xây dựng xong.


Ảnh minh hoạ

Ảnh minh hoạ

Ông Phạm Văn Quyền, chủ nhân căn nhà không phép tại ấp 1 vừa bị cưỡng chế tháo dỡ vào cuối tháng 8/2016 cho biết hiện cả nhà ông phải tá túc tạm tại nhà hàng xóm. Lý giải việc xây nhà không phép của mình, ông Quyền chia sẻ là do tin lời hứa hẹn của một “cò” xây dựng tên Hiếu ở địa phương. "Cò” Hiếu hứa sẽ đảm bảo cho gia đình ông sinh sống ổn định, không lo bị tháo dỡ. Vì thế ông Quyền gom góp, vay mượn 230 triệu đồng để có được căn nhà này. Nhưng vào ở mới hai năm thì ông Quyền nhận được thông báo là chính quyền sẽ tháo dỡ nhà do xây dựng không phép. "Cò" Hiếu lại cam kết chờ một thời gian nữa sẽ liệu đường xây lại nhà cho ông Quyền nhưng ông đã không còn tin tưởng.

Nhà không phép tại xã Bình Hưng chủ yếu mọc lên trên các khu đất trống xen cài trong khu dân cư. Lãnh đạo xã cho biết không ít người biết xây nhà xong có nguy cơ bị đập bỏ nhưng họ vẫn cố xây để có nơi ở tạm. “Tuy nhiên, không giống như trước, giờ họ thường dựng nhà tạm bằng tôn hoặc khung sắt để nếu có bị tháo dỡ cũng không thiệt hại quá nhiều” - một lãnh đạo xã Bình Hưng nói.

Nhà không phép được sinh ra từ dự án treo

Cả ba căn nhà tại ấp 1 và ấp 1A, xã Bình Hưng mới bị tháo dỡ đều nằm trong quy hoạch dự án Khu dân cư Thăng Long. Dự án này đã có quyết định thu hồi đất 12 năm nay nhưng chủ đầu tư mới bồi thường được khoảng 70%.

Một trường hợp xây dựng không phép tại ấp 5B, xã Bình Hưng cũng sắp bị cưỡng chế. Khu vực này nằm trong một dự án đã có quyết định thu hồi, giao đất từ năm 2002. UBND xã Bình Hưng cho biết hiện xã có khoảng 90 trường hợp xây dựng không phép. Các trường hợp này chủ yếu nằm trong các dự án đã “treo” rất lâu, có khi tới hàng chục năm. Lãnh đạo xã Bình Hưng thông tin: “Đa phần các trường hợp xây dựng không phép là đất trống xen cài trong khu dân cư. Hiện xã Bình Hưng đã giải quyết xong, chỉ còn lại sáu căn đang trong quá trình xử lý”.

Điểm nóng xây dựng không phép ở xã Vĩnh Lộc A là ấp 4 và ấp 6A. Lý do là dân số hai ấp này khá đông, riêng ấp 4 đã có 12.000 dân nhưng quy hoạch là đất ở nông thôn rất ít, quy hoạch chủ yếu là đất xây dựng mới. Vì thế, người dân bị cấm chuyển mục đích và xây dựng nhà ở riêng lẻ. Nhu cầu nhà ở ngày càng cao, có đất mà phải để trống bao nhiêu năm thì ai cũng xót. Do đó, họ đành xây nhà lụi và câu chuyện nhà không phép cứ mãi luẩn quẩn chưa có lối ra.

“Nhà không phép thì phải làm sao cho có phép, dễ mà!”

Trong khi đó, các đầu nậu khẳng định với phóng viên để các căn nhà không phép tồn tại thì họ phải “ăn đồng, chia đủ”, kể cả ở tổ, ấp. Người đàn ông tên Thịnh (ở xã Vĩnh Lộc A) xưng là em trai của thầu Tiến cho biết: “Anh tôi xây hàng trăm căn nhà không phép rồi. Khi làm nhà, bọn tôi phải đàm phán. Chính quyền phải cho thì mới dám làm. Nhà tôn phải chung 100 triệu đồng, còn xây luôn thì thêm hơn 100 triệu đồng nữa. Ở đây từ tổ trưởng trở lên là phải lo, rồi cán bộ, cả công an khu vực nữa…” Thầu Tiến cũng tái xác nhận thông tin trên khi gặp chúng tôi. Ông Tiến dắt chúng tôi đến một số ngôi nhà do ông xây để chứng minh cho điều vừa nói. “Tôi “ra tay” là an tâm. Làm nhà tôn thì có giá 180 triệu đồng, trong đó tiền lo lót là 100 triệu đồng. Số tiền đấy phải chi cho nhiều người, mỗi người khoảng 5 triệu đồng”.

Tại xã Vĩnh Lộc B, chúng tôi được ông Nguyễn Duy Lân hứa sẽ lo trọn gói từ đất (nông nghiệp, giấy tay) đến nhà không phép với giá 350 triệu đồng. Sau đó, chúng tôi còn gặp một người đàn ông được ông Lân giới thiệu là ông Nguyễn Thanh Tú, ấp phó ấp 5. Khi chúng tôi bày tỏ lo lắng mua đất giấy tay, xây nhà không phép sẽ bị đập, ông Tú trấn an: “Em liên hệ với anh Lân vì anh ấy chuyên về cái đó. Nhà không phép thì sẽ bị đập nhưng phải làm sao để cho có phép. Cái đó dễ mà!”.

Khi chúng tôi cung cấp những thông tin trên, ông Nguyễn Minh Hiền, Chủ tịch xã Vĩnh Lộc B, nhấn mạnh: “Những người mua đất rồi nhờ “cò” xây nhà không phép thì đó là chuyện của họ, tôi không nắm được hết. Tuy nhiên, cán bộ nào vi phạm tôi sẽ xử lý ngay. Năm 2014, một cán bộ địa chính của xã đã bị xử lý hình sự vì nhận tiền để người dân xây dựng không phép. Một cán bộ địa chính khác không kiểm tra kịp thời cũng bị phê bình, một trưởng ấp cũng bị xử lý”.

Về sự hứa hẹn của ông ấp phó ấp 5, ông Hiền cho biết chưa nghe chuyện này. “Ông Tú phụ trách ấp đội (quản lý lực lượng quân sự ở dưới ấp, tham mưu công tác quân sự, xét duyệt đội ngũ thanh niên đi nghĩa vụ quân sự - NV) nhưng nếu phát hiện xây dựng không phép thì phải báo. Ông Tú không phải cán bộ của xã, không có trách nhiệm, quyền hạn gì trong đất đai xây dựng. Do là dân địa phương nên có thể ông Tú nắm thông tin về một số khu đất rồi cung cấp cho “cò”, cho người mua. Đó là chuyện cá nhân của ông Tú nhưng nếu làm sai thì ông ấy phải chịu trách nhiệm” - ông Hiền nhấn mạnh.

Theo Pháp luật TPHCM

Viết bình luận

TRUERACE áp dụng “motion AI”  tại giải Half Marathon "Tự hào tổ quốc tôi"

TRUERACE áp dụng “motion AI” tại giải Half Marathon "Tự hào tổ quốc tôi"

Doanh nghiệp 17:00

Ngày 21-4 vừa qua, lần đầu tiên công nghệ camera Motion AI được TRUERACE sử dụng tại giải chạy do Báo Người Lao Động tổ chức ở huyện Bình Chánh (TP HCM)

Săn hàng hiệu miễn thuế với Prebook Duty Free của Vietjet

Săn hàng hiệu miễn thuế với Prebook Duty Free của Vietjet

Tiêu dùng 15:52

Để mang đến trải nghiệm mua sắm thuận tiện cho hàng khách, Vietjet ra mắt sản phẩm đặt trước hàng miễn thuế (Prebook Duty Free) với ưu đãi lên đến 50% từ ngày 22-4 đến 22-5.

Điểm mặt loạt công trình trọng điểm thay đổi diện mạo khu Đông TP HCM 2 năm tới

Điểm mặt loạt công trình trọng điểm thay đổi diện mạo khu Đông TP HCM 2 năm tới

Dự án mới 15:51

Hầu hết các dự án hạ tầng trọng điểm của TP HCM đang và sắp triển khai trong giai đoạn 2024-2025 đều đi qua khu Đông. Điều này không chỉ mở toang kết nối, thúc đấy kinh tế phát triển mạnh mẽ mà còn thổi bùng làn sóng an cư và tăng giá bất động sản.

Lợi nhuận trước thuế quý I của Techcombank đạt 7.800 tỉ đồng, CASA tăng mạnh lên 40,5%

Lợi nhuận trước thuế quý I của Techcombank đạt 7.800 tỉ đồng, CASA tăng mạnh lên 40,5%

Ngân hàng 15:51

Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) công bố kết quả kinh doanh quý I-2024.

Nghỉ lễ 30-4: Chơi cả ngày không chán tại núi Bà Đen với loạt trải nghiệm “độc nhất vô nhị”

Nghỉ lễ 30-4: Chơi cả ngày không chán tại núi Bà Đen với loạt trải nghiệm “độc nhất vô nhị”

Điểm đến hấp dẫn 15:24

Không tốn vé máy bay, khí hậu mát lạnh giữa mùa hè và có quá nhiều trải nghiệm độc đáo không giống bất cứ nơi nào, đó là lý do khiến Núi Bà Đen, Tây Ninh thành điểm đến cực hấp dẫn với người dân Nam bộ trong kỳ nghỉ lễ 30-4 năm nay.

ĐHĐCĐ MSB thông qua phương án tăng vốn điều lệ lên 26.000 tỉ đồng, chia cổ tức 30%

ĐHĐCĐ MSB thông qua phương án tăng vốn điều lệ lên 26.000 tỉ đồng, chia cổ tức 30%

Ngân hàng 15:23

Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (HoSE: MSB) vừa tổ chức Đại hội đồng cổ đông năm 2024 với 2 kế hoạch lớn của năm 2024 được đồng thuận là kế hoạch kinh doanh năm và phương án tăng vốn lên 26.000 tỉ đồng thông qua việc chia cổ tức bằng cổ phiếu với tỉ lệ 30%.

Thời điểm mua nhà lý tưởng từ nguồn vốn giá rẻ?

Thời điểm mua nhà lý tưởng từ nguồn vốn giá rẻ?

Ngân hàng 15:23

Thời điểm hiện tại đang được đánh giá là thời điểm “vàng” mà những khách hàng có nhu cầu mua nhà đất cần cân nhắc khi thị trường BĐS đang bắt đầu có những dự báo phục hồi và các gói vay mua nhà của ngân hàng đang cực kỳ ưu đãi.