Hai tòa tháp cao nhất Việt Nam chỉ nằm trên giấy

Những tòa tháp chọc trời được xây dựng thể hiện tiềm lực tài chính cũng như khát vọng vươn tầm thương hiệu của chủ đầu tư. Thế nhưng, không phải ai cũng may mắn với lựa chọn đó.

 

Siêu khách sạn Lotus cao 400 m và PVN Tower 102 tầng cao 528 m là 2 dự án nhà chọc trời dự kiến phá kỷ lục của Keangnam Landmark Tower – tòa nhà cao nhất Việt Nam hiện nay. Điểm chung của 2 dự án nhà chọc trời tỷ đô này là được hình thành trong giai đoạn thị trường thăng hoa, chủ đầu tư làm ăn có lãi và bị đắp chiếu khi kết quả kinh doanh đi lùi.​

Muốn xây siêu khách sạn khi kinh doanh thăng hoa

Dự án Lotus Hotel của Công ty cổ phần Đầu tư Kinh Bắc (KBC) do ông Đặng Thành Tâm làm chủ được thành phố Hà Nội chấp thuận phương án vào tháng 1/2010. Thời điểm này trùng hợp với  giai đoạn thăng hoa của thị trường bất động sản cũng như kết quả kinh doanh của KBC.

Theo báo cáo tài chính hợp nhất, năm 2010, kết quả kinh doanh của đơn vị này rất khả quan, với lợi nhuận sau thuế chưa phân phối hơn 1.173 tỉ đồng, gấp đôi 2009. Trước đó, vào năm 2009, KBC lãi sau thuế hơn 648 tỷ đồng, gấp gần 3 lần mức 280 tỉ năm 2008.

Cũng trong năm này, ông Đặng Thành Tâm bảo toàn ngôi vị người giàu thứ 3 trên sàn chứng khoán Việt Nam, bên cạnh 2 cái tên đình đám khác là Phạm Nhật Vượng (Chủ tịch Vingroup) và Đoàn Nguyên Đức (Chủ tịch Hoàng Anh Gia Lai).


 Phối cảnh của siêu khách sạn Lotus. Đến nay, dự án này vẫn nằm trên giấy.

 Phối cảnh của siêu khách sạn Lotus. Đến nay, dự án này vẫn nằm trên giấy.

Quý I/2011, ông Đặng Thành Tâm cho biết muốn triển khai ngay dự án Lotus tại phần đất vàng rộng khoảng 4 ha trên đường Phạm Hùng, gần Trung tâm hội nghị quốc gia (Từ Liêm, Hà Nội).

Dự án này có tổng vốn khoảng 1 tỉ USD, với 2 khối nhà chênh nhau về độ cao từ 50 đến 100 m, độ cao lớn nhất không vượt quá 400 m. Tòa nhà là công trình phức hợp đa chức năng gồm trung tâm thương mại, vườn treo và khách sạn 6 sao được thiết kế bởi hãng Foster + Partners, với kiến trúc cách điệu hình bông lúa.

Từ năm 2011 đến nay, siêu khách sạn vẫn chỉ nằm trên giấy. Khu đất vàng bị bỏ hoang và trở thành nơi trồng rau muống.​

Theo dự kiến, khi hoàn thành Lotus Hotel có thể vượt độ cao của Keangnam Landmark Tower - tòa nhà cao nhất Việt Nam hiện nay (336 m). Trước đó, Tập đoàn Nhật Bản là chủ đầu tư dự án với số vốn chỉ bằng một nửa, tuy nhiên sau đó gặp khó khăn về tài chính nên chuyển giao cho KBC.

Tuy vậy, từ năm 2011 đến nay, siêu khách sạn vẫn chỉ nằm trên giấy. Khu đất vàng bị bỏ hoang và trở thành nơi trồng rau muống.

Trong suốt 4 năm kể từ lúc nhận lại dự án từ tay nhà đầu tư ngoại, kết quả kinh doanh của công ty do ông Đặng Thành Tâm làm chủ không khả quan. Năm 2011, lợi nhuận sau thuế của KBC giảm còn 77 tỉ đồng (so với hơn 1.100 tỉ năm 2010). Đến 2012, công ty thua lỗ hơn 483 tỉ đồng. Năm 2013, KBC có lãi sau thuế hơn 78 tỉ đồng và sang năm 2014 có phần khả quan hơn khi tăng lên 311 tỉ đồng.

Nhà chọc trời cao 528 m bị hoãn vì chủ đầu tư gặp nạn

Một công trình chọc trời khác cũng có khai sinh và số phận giống siêu khách sạn Lotus là tháp PVN Tower. Cao ốc này còn có tên khác là 102 vì có 102 tầng, tổng chiều ​cao 528 m, trên phần đất có diện tích 6,5 ha. ​

Cũng có vốn đầu tư ban đầu lên đến 1 tỉ USD và chủ đầu tư là Tổng công ty cổ phần Xây lắp dầu khí (PVC) và Công ty cổ phần Tập đoàn Đại Dương. Dự án này được kỳ vọng sẽ là biểu tượng của Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung trong thời kỳ hưng thịnh. Nếu hoàn thành, đây sẽ là tòa nhà cao nhất Việt Nam.


Tòa tháp 102 tầng cũng là dự án có tổng vốn đầu tư 1 tỉ USD và được kỳ vọng là công trình cao nhất Việt Nam nếu hoàn thành.

Tòa tháp 102 tầng cũng là dự án có tổng vốn đầu tư 1 tỉ USD và được kỳ vọng là công trình cao nhất Việt Nam nếu hoàn thành.

Thời điểm tuyên bố hình thành vào năm 2010, bất động sản ở giai đoạn tăng trưởng mạnh, giá dầu thế giới thăng hoa. ​Dự án nói trên dự kiến được khởi công năm 2012. Song hiện nay, những gì nhìn thấy tại đây vẫn chỉ là bãi đất trống chưa có bất cứ hạng mục gì được thi công. Cũng như phần đất xây siêu khách sạn tỷ đô Lotus, khu đất này đang được sử dụng để trồng rau muống, chăn thả gia súc.

Thời điểm chủ đầu tư tuyên bố khai sinh cho PVN Tower, cả 2 đơn vị là PVC và Ocean Group đều là những "tay to" trên thị trường với kết quả kinh doanh tốt.

Báo cáo thường niên năm 2010 của PVC ghi nhận lợi nhuận sau thuế tăng 3 lần năm 2009, đạt 742 tỉ đồng. Sang năm 2011, chỉ số này bất ngờ giảm còn 299 tỉ đồng. Hai năm sau đó, kết quả kinh doanh thua lỗ (1.847 tỷ đồng năm 2012 và 2.228 tỷ đồng năm 2013) được thể hiện trên báo cáo thường niên. Đến năm 2014, phần lãi sau thuế thu về của PVC là 10,3 tỉ đồng.

Tương tự, đơn vị liên danh với PVC là Công ty cổ phần Tập đoàn Đại Dương cũng có kết quả kinh doanh thụt lùi. Năm 2010, theo báo cáo thường niên, lãi sau thuế tăng gấp gần 14 lần so với 2009 (đạt hơn 595 tỉ đồng so với gần 43 tỉ của năm trước). Năm 2011 và 2012, lợi nhuận sau thuế, theo báo cáo thường niên, đạt lần lượt 188 và 93 tỉ đồng, lùi về 87 tỉ vào năm 2013.

Đến 2014, tính trước thuế, doanh nghiệp này lỗ 2.520 tỉ đồng. Phần lỗ này đến chủ yếu từ các lĩnh vực như khách sạn dịch vụ, đầu tư tài chính, bán lẻ thương mại. Bất động sản và chứng khoán lãi lần lượt 61 và 42 tỉ đồng, song cơ bản, đơn vị này đánh giá 2014 là năm “đầy khó khăn và thử thách với biến cố lớn ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình kinh doanh”. Báo cáo thường niên của doanh nghiệp không nói cụ thể về biến cố này, nhưng ai cũng ngầm hiểu có liên quan đến sự việc ông Hà Văn Thắm, Chủ tịch HĐQT Ocean Group bị bắt vào tháng 10-2014.

Trao đổi với Zing.vn, ông Bùi Ngọc Thắng, Chủ tịch HĐQT PVC, cho biết đơn vị này đã thoái vốn khỏi dự án PVN Tower từ lâu. Ông Thắng cho hay việc thoái vốn này nằm trong chủ trương, chỉ đạo của Chính phủ. Hiện tại, một đơn vị khác bên ngoài đang tiếp quản dự án tỷ đô nói trên, song lãnh đạo PVC không tiết lộ danh tính doanh nghiệp này.

Thực tế, đơn vị đề xuất tiếp quản dự án này là Công ty cổ phần Đầu tư Mai Linh. Tháng 7-2015, Thủ tướng đã yêu cầu UBND TP Hà Nội xem xét đề xuất của Mai Linh về việc chuyển đổi chủ đầu tư cho khu đất.

Theo Zing

Viết bình luận


VIETBANK TRIỂN KHAI COMBO PHÍ CHUYỂN TIỀN QUỐC TẾ CHO DOANH NGHIỆP

VIETBANK TRIỂN KHAI COMBO PHÍ CHUYỂN TIỀN QUỐC TẾ CHO DOANH NGHIỆP

VnMoney 09:33

Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (Vietbank) ưu đãi phí thanh toán quốc tế, tư vấn thủ tục chuyển tiền và nhiều ưu đãi khác nhằm tạo thêm các giá trị gia tăng cho doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh quốc tế.

Fintech và AI đưa tài chính số tới mọi người

Fintech và AI đưa tài chính số tới mọi người

Tài chính - Ngân hàng 14:44

Với niềm tin trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ là yếu tố thay đổi "cuộc chơi", MoMo đã đầu tư mạnh mẽ, và hiện đội ngũ chuyên gia AI chiếm tới 1/3 nhân sự công nghệ, đem lại nhiều "quả ngọt" cho Fintech Việt này

VietinBank ra mắt gói tài chính xanh GREEN UP, đồng hành cùng doanh nghiệp phát triển bền vững

VietinBank ra mắt gói tài chính xanh GREEN UP, đồng hành cùng doanh nghiệp phát triển bền vững

Tài chính - Ngân hàng 18:01

Tiếp nối chuỗi hoạt động thúc đẩy tài chính bền vững sau COP28, VietinBank ra mắt gói tài chính xanh GREEN UP với lãi suất và phí ưu đãi dành cho các phương án, dự án mang lại lợi ích về môi trường và xã hội.

VPBank – hành trình từ thấu hiểu đến cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng

VPBank – hành trình từ thấu hiểu đến cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng

Tài chính - Ngân hàng 18:46

Sự gắn bó và niềm tin của khách hàng đối với thương hiệu không chỉ đến từ chất lượng sản phẩm, dịch vụ, mà còn xuất phát từ cách doanh nghiệp thấu hiểu khách hàng, xây dựng hành trình trải nghiệm để mang lại những giá trị tích cực.

VPBank và FE CREDIT hợp tác chiến lược với FPT Shop

VPBank và FE CREDIT hợp tác chiến lược với FPT Shop

Tài chính - Ngân hàng 19:01

Ngày 8-12-2023, VPBank và FE CREDIT đã cùng ký kết thỏa thuận hợp tác với FPT Shop - Chuỗi cửa hàng bán lẻ trực thuộc Công ty Cổ phần Bán lẻ Kỹ thuật số FPT nhằm đem đến cho khách hàng trải nghiệm mua sắm các thiết bị công nghệ, điện máy gia dụng dễ dàng, nhanh chóng với nhiều ưu đãi hơn.

VietinBank tiếp tục khẳng định vị thế “Ngân hàng cung cấp dịch vụ ngoại hối tốt nhất Việt Nam”

VietinBank tiếp tục khẳng định vị thế “Ngân hàng cung cấp dịch vụ ngoại hối tốt nhất Việt Nam”

Tài chính - Ngân hàng 10:50

Global Finance - Tạp chí uy tín hàng đầu thế giới trong lĩnh vực tài chính lần thứ 6 liên tiếp gọi tên VietinBank ở hạng mục “Ngân hàng cung cấp dịch vụ ngoại hối tốt nhất Việt Nam” năm 2023. VietinBank đã xuất sắc vượt qua các ngân hàng trong nước để có mặt trong danh sách 88 ngân hàng tốt nhất quốc gia trên lĩnh vực này.

VIETBANK DIGITAL bổ sung thêm nhiều tính năng mới cho người dùng

VIETBANK DIGITAL bổ sung thêm nhiều tính năng mới cho người dùng

Tài chính - Ngân hàng 15:07

Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (Vietbank - VBB) hợp tác cùng Công ty Cổ phần Giải pháp Thanh toán Việt Nam (VNPAY) triển khai hai tính năng mới là "Đặt sân Golf" và "Thể thao - Giải trí" trên ứng dụng Vietbank Digital nhằm giúp tiết kiệm thời gian và đáp ứng nhu cầu vui chơi giải trí của khách hàng với nhiều ưu đãi đặc quyền.