Chuyện làm ăn
07/02/2016 17:29

Vị thế Việt Nam đã khác

Việt Nam không phải là một thành viên “non” trong TPP mà là đối tác bình đẳng, chơi cùng sân với các “ông lớn”

Khi nhóm nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới (WB) tiến hành thực hiện Báo cáo chuyên đề về tác động của Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đến Việt Nam, rất nhiều chuyên gia lo ngại khi tham gia sân chơi này, Việt Nam sẽ bị nuốt chửng.

BA “MẶT TRẬN”

Họ nghi ngại bởi TPP là sân chơi được đặt ra bằng luật chơi của các doanh nghiệp (DN) Mỹ chứ không phải DN Việt Nam. Có thể liệt kê hàng loạt “ông lớn” Mỹ tham gia cuộc chơi (trong đó có các ngành sản xuất được xem là sẽ chi phối khuynh hướng TPP của Mỹ như ô tô, dược, thuốc lá) và họ chiếm tỉ trọng nào đó trong việc ra quyết định cho sân chơi toàn cầu này. Trong khi đó, Việt Nam chưa có DN đủ sức cạnh tranh ngang hàng nên chỉ là người ở bên lề cuộc chơi, không khai thác hết lợi ích của TPP.

Mặc dù những nguy cơ thiệt hại về kinh tế là có thật, TPP vẫn tạo ra cơ hội to lớn để Việt Nam nâng cao vị thế của mình ở nhiều “mặt trận”.

Thứ nhất, TPP là hiệp định của các quốc gia có nền kinh tế thị trường nên khi Việt Nam tham gia một cách tích cực và bình đẳng với các quốc gia khác, tính minh bạch của thể chế kinh tế thị trường của Việt Nam sẽ được khẳng định. Việt Nam đã có thể đưa ra những bằng chứng cụ thể chứng minh mình là một thành viên có mức độ kinh tế thị trường rõ ràng, từ đó nâng vị thế trong quan hệ với các đối tác khác, như khi Việt Nam đàm phán Hiệp định Thương mại tự do với Liên minh châu Âu, yếu tố kinh tế thị trường vẫn được đưa ra để “mặc cả”.

 

 

Thứ hai, tham gia sân chơi cao nhất trong hình mẫu quản trị thương mại toàn cầu của thế kỷ XXI, cùng với các quốc gia có nền kinh tế phát triển bậc nhất thế giới, có thể chế kinh tế, thể chế xã hội phát triển hiện đại, đặc biệt là nhóm các quốc gia bao gồm Mỹ, Nhật, Canada, Úc, Việt Nam có thể nâng tầm vị thế kinh tế của mình. Một điều cũng có thể khẳng định dù là quốc gia nghèo nhất song Việt Nam không bị nhìn dưới con mắt một thành viên “non”, một đối tác kém phát triển, cần có những giải pháp hỗ trợ mà là một đối tác bình đẳng trong khối TPP. Đây là sân chơi sòng phẳng, tham gia nhưng nếu không đạt được chuẩn thì không gặt hái được lợi ích như mong muốn.

Thứ ba, về yếu tố địa kinh tế và chính trị, trong thời điểm hợp tác giữa các quốc gia liên lục địa khác nhau xuyên châu Á - Thái Bình Dương là mối quan tâm có tính toàn cầu, tham gia TPP sẽ nâng cao vị thế Việt Nam trong hợp tác kinh tế ở một khu vực đang phát triển năng động bậc nhất thế giới và sẽ có tác động lớn đến nền kinh tế, chính trị, xã hội toàn cầu. Một điều đáng lưu ý là giữa hai cường quốc Mỹ và Nhật Bản chưa bao giờ ký kết một hiệp định thương mại tự do song phương hay đa phương, do đó TPP cũng rất quan trọng cho hai cường quốc này.

GIẢM LỆ THUỘC TRUNG QUỐC

Trung Quốc là yếu tố chưa thể tách rời trong quá trình phát triển của Việt Nam nói chung và trong quá trình phát triển kinh tế nói riêng. Sự phụ thuộc vào kinh tế Trung Quốc đang là thách thức lớn, đặc biệt là mức độ phụ thuộc nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc của Việt Nam hiện được đánh giá là nhiều nhất Đông Nam Á.

Tham gia TPP, Việt Nam sẽ giảm bớt sự phụ thuộc vào hàng nhập khẩu từ Trung Quốc do phải tái cấu trúc lại chuỗi cung ứng của Việt Nam để đáp ứng yêu cầu hội nhập vào TPP.

Đơn cử, ngành dệt may đứng trước cơ hội to lớn khi thuế nhập khẩu hàng may mặc vào thị trường Mỹ giảm về 0% bởi Việt Nam là nhà xuất khẩu đứng thứ ba về lượng xuất khẩu hàng may mặc vào thị trường Mỹ. Tuy nhiên, để hưởng được mức thuế suất này cần đáp ứng nguyên tắc xuất xứ hàng hóa trong TPP. Nếu biết tận dụng cơ hội để mở rộng chuỗi cung ứng, không chỉ gia công mà mở rộng hoạt động về thượng nguồn, phát triển ngành dệt, nhuộm..., Việt Nam sẽ chủ động hơn và xuất khẩu với giá trị lớn hơn.

Việc các nhà đầu tư nước ngoài nhìn thấy trước lợi ích từ TPP và đang đổ tiền vào Việt Nam, phát triển những lĩnh vực thượng nguồn ở các ngành có tiềm năng và lợi thế trong TPP, từ đó mở rộng chuỗi cung ứng, làm cho khả năng Việt Nam tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu lớn hơn, từng bước trở thành những “ông lớn” trong một số ngành. Việt Nam sẽ không còn là người đi làm thuê, không còn đứng bên lề cuộc chơi toàn cầu mà là người làm chủ cuộc chơi trong một số chuỗi giá trị. Như vậy, TPP tạo ra cơ hội vô cùng to lớn cho Việt Nam không chỉ để tăng trưởng xuất khẩu hay đầu tư mà để thay đổi bản chất cơ cấu của sự tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu, từ đó thay đổi cơ bản vai trò của nền kinh tế Việt Nam trong các nền kinh tế thế giới trong tương lai, nếu cơ hội này được nắm bắt và thực hiện một cách đúng đắn.

Dương Ngọc ghi

Phạm Minh Đức (Chuyên gia kinh tế cao cấp của World Bank tại Việt Nam)

Viết bình luận


VIETBANK TRIỂN KHAI COMBO PHÍ CHUYỂN TIỀN QUỐC TẾ CHO DOANH NGHIỆP

VIETBANK TRIỂN KHAI COMBO PHÍ CHUYỂN TIỀN QUỐC TẾ CHO DOANH NGHIỆP

VnMoney 09:33

Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (Vietbank) ưu đãi phí thanh toán quốc tế, tư vấn thủ tục chuyển tiền và nhiều ưu đãi khác nhằm tạo thêm các giá trị gia tăng cho doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh quốc tế.

Fintech và AI đưa tài chính số tới mọi người

Fintech và AI đưa tài chính số tới mọi người

Tài chính - Ngân hàng 14:44

Với niềm tin trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ là yếu tố thay đổi "cuộc chơi", MoMo đã đầu tư mạnh mẽ, và hiện đội ngũ chuyên gia AI chiếm tới 1/3 nhân sự công nghệ, đem lại nhiều "quả ngọt" cho Fintech Việt này

VietinBank ra mắt gói tài chính xanh GREEN UP, đồng hành cùng doanh nghiệp phát triển bền vững

VietinBank ra mắt gói tài chính xanh GREEN UP, đồng hành cùng doanh nghiệp phát triển bền vững

Tài chính - Ngân hàng 18:01

Tiếp nối chuỗi hoạt động thúc đẩy tài chính bền vững sau COP28, VietinBank ra mắt gói tài chính xanh GREEN UP với lãi suất và phí ưu đãi dành cho các phương án, dự án mang lại lợi ích về môi trường và xã hội.

VPBank – hành trình từ thấu hiểu đến cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng

VPBank – hành trình từ thấu hiểu đến cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng

Tài chính - Ngân hàng 18:46

Sự gắn bó và niềm tin của khách hàng đối với thương hiệu không chỉ đến từ chất lượng sản phẩm, dịch vụ, mà còn xuất phát từ cách doanh nghiệp thấu hiểu khách hàng, xây dựng hành trình trải nghiệm để mang lại những giá trị tích cực.

VPBank và FE CREDIT hợp tác chiến lược với FPT Shop

VPBank và FE CREDIT hợp tác chiến lược với FPT Shop

Tài chính - Ngân hàng 19:01

Ngày 8-12-2023, VPBank và FE CREDIT đã cùng ký kết thỏa thuận hợp tác với FPT Shop - Chuỗi cửa hàng bán lẻ trực thuộc Công ty Cổ phần Bán lẻ Kỹ thuật số FPT nhằm đem đến cho khách hàng trải nghiệm mua sắm các thiết bị công nghệ, điện máy gia dụng dễ dàng, nhanh chóng với nhiều ưu đãi hơn.

VietinBank tiếp tục khẳng định vị thế “Ngân hàng cung cấp dịch vụ ngoại hối tốt nhất Việt Nam”

VietinBank tiếp tục khẳng định vị thế “Ngân hàng cung cấp dịch vụ ngoại hối tốt nhất Việt Nam”

Tài chính - Ngân hàng 10:50

Global Finance - Tạp chí uy tín hàng đầu thế giới trong lĩnh vực tài chính lần thứ 6 liên tiếp gọi tên VietinBank ở hạng mục “Ngân hàng cung cấp dịch vụ ngoại hối tốt nhất Việt Nam” năm 2023. VietinBank đã xuất sắc vượt qua các ngân hàng trong nước để có mặt trong danh sách 88 ngân hàng tốt nhất quốc gia trên lĩnh vực này.

VIETBANK DIGITAL bổ sung thêm nhiều tính năng mới cho người dùng

VIETBANK DIGITAL bổ sung thêm nhiều tính năng mới cho người dùng

Tài chính - Ngân hàng 15:07

Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (Vietbank - VBB) hợp tác cùng Công ty Cổ phần Giải pháp Thanh toán Việt Nam (VNPAY) triển khai hai tính năng mới là "Đặt sân Golf" và "Thể thao - Giải trí" trên ứng dụng Vietbank Digital nhằm giúp tiết kiệm thời gian và đáp ứng nhu cầu vui chơi giải trí của khách hàng với nhiều ưu đãi đặc quyền.