Chứng khoán
07/01/2016 16:47

Một năm buồn của "cổ phiếu Gia Lai"

Những doanh nghiệp lớn đặt trụ sở tại Gia Lai đang niêm yết như Hoàng Anh Gia Lai (HAGL), Đức Long Gia Lai, Quốc Cường Gia Lai đã có một năm kinh doanh không thực sự thành công và giá cổ phiếu giảm mạnh, xuống dưới mệnh giá.

Phiên giao dịch 5-1 đánh dấu cột mốc đáng buồn với cổ đông Hoàng Anh Gia Lai khi cổ phiếu HAG lần đầu tiên rơi xuống dưới mệnh giá 10.000đ, mức thấp kỷ lục kể từ khi niêm yết vào năm 2008.

Trong cả năm 2015, dù TTCK Việt Nam đã có không ít những nhịp sóng tăng mạnh nhưng đồ thị cổ phiếu HAG gần như chỉ một chiều đi xuống. Với mức giá 9.600đ được thiết lập vào đầu năm 2016, HAG đã giảm tới hơn 50% so với thời điểm trước đó 1 năm, một mức giảm mà không nhiều nhà đầu tư có thể nghĩ tới.

Tại mức giá này, P/E của HAGL chỉ còn ở mức 6 lần và bằng 45% so với giá trị sổ sách. Vốn hóa của HAGL hiện chỉ bằng 1/3 so với công ty con HAGL Agrico – đạt hơn 20.500 tỉ đồng – công ty con phụ trách mảng nông nghiệp của HAGL.

 


Cổ phiếu Gia Lai có một năm lao dốc

Cổ phiếu Gia Lai có một năm "lao dốc"

Nếu như đầu năm 2015, tỉ lệ sở hữu của khối ngoại tại HAG lên tới 34% thì hiện nay, con số này chỉ còn khoảng 14%.

Cũng có một năm giao dịch “bi đát”, DLG của Đức Long Gia Lai hiện chỉ ở quanh ngưỡng 6.500đ, giảm tới 37% so với thời điểm đầu năm 2015. Mức giá này của DLG chỉ còn nhỉnh hơn đôi chút so với vùng đáy được thiết lập vào những năm 2012, 2013.

Một cổ phiếu Gia Lai khác là QCG của Quốc Cường Gia Lai hiện chỉ giao dịch quanh ngưỡng 5.000đ, tương ứng mức giảm 50% so với cách đây 1 năm. Đây là điều khá buồn cho cổ phiếu từng nằm trong Vn30 và được sự quan tâm của không ít quỹ đầu tư.

Kết quả kinh doanh không mấy thuyết phục

Có nhiều yếu tố khiến cổ phiếu doanh nghiệp sụt giảm, tuy nhiên yếu tố quan trọng là kết quả kinh doanh không đáp ứng được kỳ vọng của cổ đông công ty.

Theo báo cáo tài chính 9 tháng đầu năm 2015, Đức Long Gia Lai đạt doanh thu hơn 1.200 tỉ đồng, gấp đôi cùng kỳ 2014 và trong đó Đức Long Gia Lai đã ghi nhận doanh thu từ mảng kinh doanh mới- linh kiện điện tử từ quý 3 do hợp nhất với Mass Noble.

Tuy vậy, giá vốn hàng bán ở mức quá cao khiến lợi nhuận mà Tập đoàn này thu về chỉ là 53 tỉ đồng, tương ứng hoàn thành 20% kế hoạch năm.

Tương tự là trường hợp Quốc Cường Gia Lai, sau 9 tháng, công ty mới chỉ ghi nhận khoản lợi nhuận khiêm tốn 18 tỉ đồng, còn cách khá xa kế hoạch 90 tỉ đồng cho cả năm 2015.

Điều đáng chú ý là dự án trọng điểm Khu dân cư Phước Kiến chỉ có thể mang về dòng tiền cho Quốc Cường Gia Lai từ năm 2016; trong khi đó lĩnh vực cao su đang gặp khó khăn bởi giá mủ vẫn chưa có dấu hiệu phục hồi.

Còn với Hoàng Anh Gia Lai, doanh nghiệp này đã ghi nhận “quả ngọt” từ mảng kinh doanh bò cùng dự án trọng điểm Myanmar bắt đầu đi vào hoạt động. Điều này giúp doanh thu tập đoàn trong 9 tháng lên tới 5.200 tỉ đồng, gấp đôi cùng kỳ 2014.

Tuy vậy, những chi phí phát sinh, đặc biệt chi phí tài chính đã kéo lợi nhuận HAGL chỉ còn 1.343 tỉ đồng, giảm 24% so với cùng kỳ 2014.

Tính tới hết quý III/2015, nợ phải trả của HAGL đã lên tới hơn 30 nghìn tỉ đồng, chiếm tới 65% tổng tài sản tập đoàn. Trong đó, nợ vay ngắn hạn lên tới hơn 8.500 tỉ đồng. Với dư nợ khá lớn trên bảng cân đối, HAGL từng dính phải tin đồn “vỡ nợ” hồi giữa năm 2015.

Cũng trong năm 2015, việc hợp tác với Rowsley cho dự án phức hợp Myanmar đã bất thành và hiện tại HAGL vẫn chưa tìm được đối tác phù hợp để chia sẻ dự án này.

 

Từ trái sang: Ông Bùi Pháp (Chủ tịch HĐQT DLG), Đoàn Nguyên Đức (Chủ tịch HĐQT HAG), Nguyễn Thị Như Loan (Chủ tịch HĐQT QCG).
Từ trái sang: Ông Bùi Pháp (Chủ tịch HĐQT DLG), Đoàn Nguyên Đức (Chủ tịch HĐQT HAG), Nguyễn Thị Như Loan (Chủ tịch HĐQT QCG).

 

Một nghề cho chín….

Một điểm chung trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp lớn tại Gia Lai là đầu tư khá dàn trải. Với HAGL, mặc dù đã dần gói gọn hoạt động của mình vào lĩnh vực nông nghiệp, tuy nhiên dự án này cần nhiều thời gian để khẳng định tính hiệu quả. Bên cạnh điểm sáng từ mảng kinh doanh bò, các mảng cao su, mía đường của HAGL đang gặp không ít khó khăn khi tình trạng dư cung vẫn còn rất lớn.

Cũng như “đồng hương” HAGL, Đức Long Gia Lai khởi điểm với hoạt động kinh doanh chính là gỗ thì nay đã chuyển hướng trở thành tập đoàn đa ngành với 4 mũi nhọn cơ sở hạ tầng, nông nghiệp, năng lượng và linh kiện điện tử.

Tuy vậy, những thách thức từ những ngành kinh doanh mới là không hề nhỏ và Đức Long Gia Lai dường như chưa thực sự “chín” trong lĩnh vực nào.

Còn Quốc Cường Gia Lai, với những khó khăn của thị trường bất động sản, doanh nghiệp này cũng đã lấn sân sang những lĩnh vực khác như cao su, thủy điện nhưng những mảng kinh doanh này vẫn chưa có nhiều đóng góp cho hoạt động của công ty.

2015 thực sự là một năm buồn với các doanh nghiệp Gia Lai khi kết quả kinh doanh chưa thực sự khởi sắc, cổ phiếu sụt giảm mạnh, thậm chí về dưới mệnh giá.

Và có lẽ, mùa đại hội cổ đông tới đây sẽ diễn ra không thực sự êm đềm với những doanh nghiệp Tây Nguyên này.

Theo Hoàng Anh (Theo Trí thức trẻ/Cafef)

Viết bình luận

BIDV QR - Siêu trợ lý thu hộ trên ezCloud

BIDV QR - Siêu trợ lý thu hộ trên ezCloud

Ngân hàng 18:58

Dịch vụ Thu hộ qua QR định danh của BIDV đã chính thức có mặt trên nền tảng ezCloud - phần mềm Quản lý khách sạn số 1 tại Việt Nam. Nhân dịp này, BIDV và ezCloud dành tặng khách hàng sử dụng phần mềm ezCloudHotel, ezFolio, ezTicket và ezGolf chương trình khuyến mãi với các ưu đãi lớn nhất từ trước tới nay.


VIETBANK TRIỂN KHAI COMBO PHÍ CHUYỂN TIỀN QUỐC TẾ CHO DOANH NGHIỆP

VIETBANK TRIỂN KHAI COMBO PHÍ CHUYỂN TIỀN QUỐC TẾ CHO DOANH NGHIỆP

VnMoney 09:33

Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (Vietbank) ưu đãi phí thanh toán quốc tế, tư vấn thủ tục chuyển tiền và nhiều ưu đãi khác nhằm tạo thêm các giá trị gia tăng cho doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh quốc tế.

Fintech và AI đưa tài chính số tới mọi người

Fintech và AI đưa tài chính số tới mọi người

Tài chính - Ngân hàng 14:44

Với niềm tin trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ là yếu tố thay đổi "cuộc chơi", MoMo đã đầu tư mạnh mẽ, và hiện đội ngũ chuyên gia AI chiếm tới 1/3 nhân sự công nghệ, đem lại nhiều "quả ngọt" cho Fintech Việt này

VietinBank ra mắt gói tài chính xanh GREEN UP, đồng hành cùng doanh nghiệp phát triển bền vững

VietinBank ra mắt gói tài chính xanh GREEN UP, đồng hành cùng doanh nghiệp phát triển bền vững

Tài chính - Ngân hàng 18:01

Tiếp nối chuỗi hoạt động thúc đẩy tài chính bền vững sau COP28, VietinBank ra mắt gói tài chính xanh GREEN UP với lãi suất và phí ưu đãi dành cho các phương án, dự án mang lại lợi ích về môi trường và xã hội.

VPBank – hành trình từ thấu hiểu đến cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng

VPBank – hành trình từ thấu hiểu đến cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng

Tài chính - Ngân hàng 18:46

Sự gắn bó và niềm tin của khách hàng đối với thương hiệu không chỉ đến từ chất lượng sản phẩm, dịch vụ, mà còn xuất phát từ cách doanh nghiệp thấu hiểu khách hàng, xây dựng hành trình trải nghiệm để mang lại những giá trị tích cực.

VPBank và FE CREDIT hợp tác chiến lược với FPT Shop

VPBank và FE CREDIT hợp tác chiến lược với FPT Shop

Tài chính - Ngân hàng 19:01

Ngày 8-12-2023, VPBank và FE CREDIT đã cùng ký kết thỏa thuận hợp tác với FPT Shop - Chuỗi cửa hàng bán lẻ trực thuộc Công ty Cổ phần Bán lẻ Kỹ thuật số FPT nhằm đem đến cho khách hàng trải nghiệm mua sắm các thiết bị công nghệ, điện máy gia dụng dễ dàng, nhanh chóng với nhiều ưu đãi hơn.

VietinBank tiếp tục khẳng định vị thế “Ngân hàng cung cấp dịch vụ ngoại hối tốt nhất Việt Nam”

VietinBank tiếp tục khẳng định vị thế “Ngân hàng cung cấp dịch vụ ngoại hối tốt nhất Việt Nam”

Tài chính - Ngân hàng 10:50

Global Finance - Tạp chí uy tín hàng đầu thế giới trong lĩnh vực tài chính lần thứ 6 liên tiếp gọi tên VietinBank ở hạng mục “Ngân hàng cung cấp dịch vụ ngoại hối tốt nhất Việt Nam” năm 2023. VietinBank đã xuất sắc vượt qua các ngân hàng trong nước để có mặt trong danh sách 88 ngân hàng tốt nhất quốc gia trên lĩnh vực này.